Đất quốc phòng là một trong những loại đất đai có vai trò đặc biệt trong việc gìn giữ an ninh tổ quốc, chính vì vậy, loại đất đai này luôn nằm trong phạm vi quản lý đặc biệt của nhà nước, từ ở cấp độ trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều trường hợp đất quốc phòng an ninh dư thừa, không sử dụng hết, nếu để không sẽ dẫn đến sự lãng phí. Vậy thì có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng không? Mời bạn quan tâm theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt thêm thông tin về chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng.
Căn cứ pháp lý
Đất quốc phòng là gì?
Đất quốc phòng là đất được Nhà nước giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng theo quy định của Luật Đất đai.
Ngoài ra, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế là:
– Các doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa thuê đất quốc phòng để làm trụ sở hoặc sử dụng vào hoạt động kinh tế.
– Các đơn vị và doanh nghiệp sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế theo phương thức tự đầu tư và triển khai thực hiện các ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng của từng đơn vị và doanh nghiệp. Chủ đầu tư phải là các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quân đội.
Chủ thể sử dụng đất quốc phòng ?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 43/2014 NĐ-CP thì chủ thể sử dụng đất quốc phòng bao gồm:
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;
– Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục,
– Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng?
Khoản 2 Điều 148 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh
Có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng không?
Căn cứ theo Nghị quyết số 132 thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì:
Đối với khu đất có giá trị kinh tế lớn (có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên tính theo giá đất trong bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành) không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng để phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
- Các quy định về quản lý và sử dụng đất quốc phòng an ninh
- So sánh đất dự án và đất dân
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục đăng ký kết hôn online; thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 148 Luật Đất đai năm 2013 Nhà nước thu hồi đất để làm đất quốc phòng trong các trường hợp:
Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
Xây dựng căn cứ quân sự;
Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng;
Xây dựng ga, cảng quân sự;
Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng;
Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý.
Về nguyên tắc, khi các chủ thể được giao đất thì đất phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Về nguyên tắc, khi các chủ thể được giao đất thì đất phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định.Theo đó đất quốc phòng, an ninh có thể dùng làm những mục đích như: xây dựng doanh trại, trụ sở làm việc; căn cứ quân sự; công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng; kho bãi của quân đội và xây dựng thao trường, bãi tập bắn, bãi huỷ vũ khí thể hiện rõ nét vai trò này.