Chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng dân sự là những chứng cứ gì?

08/06/2022
Chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng dân sự là những chứng cứ gì?
546
Views

Chào Luật sư, Tôi được biết khi tôi nộp đơn khởi kiện một vụ án dân sự , tôi phải là người có nghĩa vụ chứng minh những chứng cứ mà tôi sẽ phải đưa ra. Tuy nhiên trong một vụ án số lượng chứng cứ chứng minh không hề nhỏ nên pháp luật đã quy định một số chứng cứ không cần phải chứng minh. Vậy luật sư cho tôi hỏi chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng dân sự là những chứng cứ gì? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Để có thể tìm hiểu về những chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng dân sự. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Chứng cứ là gì?

Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng Dân sự thì:

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Để được làm một chứng cứ thì bản thân chứng cứ phải thoả các điều kiện sau:

  • Có tính khách quan: có thật; không phụ thuộc vào ý chí con người tham gia tố tụng; chứng cứ phải được phát hiện,tìm thấy từ một nguồn nhất định.
  • Tính liên quan: trực tiếp hoặc gián tiếp(dùng làm căn cứ).
  • Tính hợp pháp:  chứng cứ phải được rút ra từ quá trình chứng minh, chứng cứ chỉ được coi là hợp pháp khi chỉ rút ra từ một nguồn nhất định do pháp luật quy định.

Đâu là nguồn chứng cứ?

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Xác định chứng cứ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật tố tụng Dân sự thì chứng cứ sẽ được xác định như sau:

– Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ; nếu là bản chính; hoặc bản sao có công chứng; chứng thực hợp pháp; hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

– Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ; nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu; nếu họ tự thu âm, thu hình; hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó; hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

– Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử; chứng từ điện tử; thư điện tử, điện tín, điện báo; fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ; nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình; đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh; hình ảnh theo quy định; hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

– Kết luận giám định được coi là chứng cứ; nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ; nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ; nếu việc định giá; thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ; nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện; hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ; nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện; thủ tục mà pháp luật quy định.

Chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng dân sự là những chứng cứ gì?
Chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng dân sự là những chứng cứ gì?

Chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng dân sự là những chứng cứ gì?

Về câu hỏi những chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng dân sự là những chứng cứ gì? Thì theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng Dân sự thì những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh chứng cứ:

  • Những tình tiết, sự kiện rõ ràng; mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
  • Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án; quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
  • Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản; và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết; sự kiện này; hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực; thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng; chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
  • Một bên đương sự thừa nhận; hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản; kết luận của cơ quan chuyên môn; mà bên đương sự kia đưa ra; thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
  • Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng; thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.

Tiến hành xác minh thu thập chứng cứ ra sao?

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:

a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;

b) Thu thập vật chứng;

c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;

đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;

e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;

g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;

h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

– Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;

c) Trưng cầu giám định;

d) Định giá tài sản;

đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;

g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;

h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;

i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.

– Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

– Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại các điểm a, g và h khoản 2 Điều này.

Khi Thẩm tra viên tiến hành biện pháp quy định tại điểm g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải thông báo về tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

– Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Giao nộp chứng cứ tiến hành như thế nào?

– Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.

– Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.

– Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

– Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

  • Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.
  • Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.

– Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Chứng cứ không phải chứng minh trong tố tụng dân sự. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tạm ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Bảo quản chứng cứ như thế nào?

– Tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp tại Tòa án thì việc bảo quản tài liệu, chứng cứ đó do Tòa án chịu trách nhiệm.
– Tài liệu, chứng cứ không thể giao nộp được tại Tòa án; thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
– Trường hợp cần giao tài liệu, chứng cứ cho người thứ ba bảo quản; thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.
– Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.

Công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ trong vụ án dân sự?

– Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.
– Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật tài liệu, chứng cứ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luậ

Bảo vệ chứng cứ trong vụ án dân sự?

– Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy; có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được; thì đương sự có quyền đề nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Đề nghị của đương sự phải thể hiện bằng văn bản. Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong; thu giữ, chụp ảnh, ghi âm; ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác.
– Trường hợp người làm chứng bị lừa dối, đe dọa; cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật; thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đó. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm; thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.