Chứng chỉ An toàn tiêm chủng có thời hạn bao lâu?

22/06/2022
Chứng chỉ An toàn tiêm chủng có thời hạn bao lâu?
1609
Views

Hiện nay, có rất nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng xấu và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 vừa rồi. Đối với những loại dịch bệnh này, tiêm chủng là cách phòng ngừa tốt nhất. Vì thế, chứng chỉ An toàn tiêm chủng cũng được ra đời. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Chứng chỉ An toàn tiêm chủng có thời hạn bao lâu?” qua bài viết sau đây nhé!

Chứng chỉ An toàn tiêm chủng

Theo ước tính, mỗi năm ở các các nước phát triển và các nước đang phát triển sử dụng khoảng 16 tỷ mũi tiêm. Tuy nhiên, cùng với đó tầm quan trọng của công tác thúc đẩy đảm bảo trong tiêm chủng lại chưa được quan tâm.

Vài thập niên trước, việc thiếu an toàn trong hoạt động tiêm chủng đã để lại gánh nặng cho nhiều nước đang phát triển cũng như các nước phát triển với sự bùng nổ của các bệnh truyền nhiễm. 

Mặc dù hậu quả này không được đo lường một cách chính xác, nhưng theo những nghiên cứu cho thấy rằng có đến 40% mũi tiêm chủng là không an toàn, ở một số nước con số này có thể lên tới 70%, trên thế giới có từ 3-4 mũi tiêm được sử dụng trên đầu người mỗi năm.

Tầm quan trọng của chứng chỉ an toàn tiêm chủng

Như vậy, có thể thấy nguy hiểm đến từ các mũi tiêm nhiễm trùng rất lớn, hàng ngàn hàng triệu người có nguy cơ bị nhiễm các mầm bệnh qua đường máu bao gồm cả HBV,HCV và HIV. Điều này đã tạo ra sự lúng túng vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng là hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nhìn chung thì có 3 nội dung chính trong kiểm soát tiêm chủng mà việc tham gia các khóa học cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng là hoàn toàn cần thiết:

– Thứ nhất, việc tái sử dụng dụng cụ tiêm. Mặc dù tổ chức Y tế thế giới WHO đã đề cập đến tiêu hủy tự động dụng cụ tiêm chủng nhưng do chưa được đào tạo đầy đủ và hạn chế kinh phí đã dẫn đến thực trạng tái sử dụng các ống tiêm một cách rộng rãi,đặc biệt ở các nước đang phát triển.

– Thứ hai, sức ép trong quan hệ người dân và nhân viên Y Tế đã làm tăng số lượng các loại tiêm chủng không cần thiết. Bệnh nhân có xu hướng thích tiêm chủng vì họ tin rằng tiêm là biện pháp “mạnh” và “tốt” hơn sự lựa chọn qua đường uống. Ngược lại nhân viên y tế vì sợ mất bệnh nhân và lợi ích kinh tế đã không cần thực hiện theo đơn.

– Thứ ba, việc quản lý vật sắc nhọn đã không được chú ý cũng ảnh hưởng tới những dự án. Thiếu chính sách và tài trợ quốc gia đã khiến việc thu gom và tiêu hủy vật sắc nhọn trở thành một nguyên nhân chính ở các nước đang phát triển. Năm 1999 cùn với sự phối hợp của WHO, Safe Injection Global Network đã tập hợp các bên liên quan để thúc đẩy và thực hiện an toàn tiêm chủng trên toàn thế giới.

Ngoài đảm bảo về an toàn và hợp lý của thuốc tiêm, tổ chức cũng tư vấn cho các quốc gia về quản lý chất thải và chất lượng nhân viên chăm sóc sức khỏe, chi phí hiệu quả cho các thiết bị. Mặc dù sự can thiệp này đã đem lại nhiều thành công, tuy nhiên để loại bỏ triệt để vấn đề cần phải đưa vào điều khoản các mục tiêu: thay đổi hành vi, hệ thống quản lý chất thải hoàn thiện, có năng lực tài chính. 

Do đó càng khẳng định tầm quan trọng của việc cần cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng.

Chứng chỉ An toàn tiêm chủng có thời hạn bao lâu?
Chứng chỉ An toàn tiêm chủng có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ An toàn tiêm chủng có thời hạn bao lâu?

Khi tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng, các học viên sẽ được hướng dẫn về phân loại vắc xin, đối tượng và lịch tiêm chủng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng; dây chuyền lạnh và hướng dẫn bảo quản vắc xin; hướng dẫn ghi chép, báo cáo quản lý vắc xin, vật tư; an toàn tiêm chủng, phòng tránh sai sót trong thực hành tiêm chủng; hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng; hướng dẫn giám sát phản ứng sau tiêm chủng; hướng dẫn xử trí phản ứng sau tiêm chủng; hướng dẫn khám sàng lọc; quản lý số liệu tiêm chủng; sử dụng hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia; thực hành sắp xếp vắc xin trong tủ lạnh, phích vắc xin; định mức sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng; an toàn tiêm chủng, phòng tránh sai sót trong thực hành tiêm chủng; hướng dẫn xử trí phản ứng sau tiêm chủng…

Chính vì thế, Chứng chỉ An toàn tiêm chủng sẽ được cấp một lần và không bị giới hạn thời gian sử dụng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Quy trình thu hồi đất để thực hiện dự án”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng là ai?

– Nhóm đối tượng thứ nhất gồm lãnh đạo các khoa/phòng, các bệnh viện thực hiện công tác tiêm chủng.
– Thứ hai, bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên làm công tác tiêm chủng;
– Thứ ba, giảng viên các cơ sở đào tạo cán bộ y tế. 

Một khóa đào tạo để cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng sẽ bao gồm các nội dung nào?

– Nội dung tổng quan về vắc-xin
– Nội dung về một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác, đào tạo an toàn tiêm chủng
– Nội dung về một số vắc xin phòng bệnh
– Tìm hiểu về an toàn tiêm chủng
– Các kỹ năng và kiến thức trong việc giám sát phản ứng trước và sau tiêm chủng
– Nội dung về các cách bảo quản vắc xin
– Nội dung thực hành an toàn tiêm chủng

Hồ sơ đăng ký lớp học cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng bao gồm những gì?

Để đăng ký tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng các bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
– Bằng tốt nghiệp (bản sao có công chứng)
– Bảng điểm (bản sao có công chứng)
– Giấy khai sinh (bản sao có công chứng)
– Chứng minh thư nhân dân (bản sao có công chứng)
– 4 ảnh 3×4 ( có viết kèm thông tin học viên ở mặt sau ảnh)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.