Thưa Luật sư. Tôi có một thắc mắc như sau: Tôi và người yêu đã yêu nhau được 05 năm, hiện tại chúng tôi muốn dọn ra ở chung với nhau. Dự tính vài năm nữa chúng tôi mới cưới. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: chúng tôi chưa đăng ký kết hôn thì có được sống chung với nhau không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Chưa đăng ký kết hôn có được sống chung với nhau không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Đăng ký kết hôn là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân gia đình 2014:
Điều 9. Đăng ký kết hôn
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Như vậy, đăng ký kết hôn là một nghi thức xác lập quan hệ hôn nhân được Nhà nước thừa nhận. Để hôn nhân có giá trị pháp lý thì người kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn.
Chưa đăng ký kết hôn có được sống chung với nhau không?
Theo Điều 3 Luật Cư trú năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013), công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Về đăng ký tạm trú, Điều 30 Luật Cư trú quy định cụ thể như sau:
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
4. Trưởng công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa 24 tháng. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.
Hiện tại pháp luật về cư trú không cấm nam, nữ không có đăng ký kết hôn mà chung sống cùng nhà với nhau, trừ trường hợp việc chung sống đó vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình:
“Cấm người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Quy định về nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
Theo quy định tại khoản b Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, được coi là nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (viết tắt là Luật HN&GĐ):
Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.
Nam nữ chung sống như vợ chồng không kết hôn trước ngày 03/01/1987: Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, quan hệ hôn nhân của trường hợp này được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Khi đó, nam nữ được khuyến khích và tạo điều kiện đăng ký kết hôn.
Nam và nữ chung sống như vợ chồng không kết hôn sau ngày 01/01/2003: Trong thời gian này, bắt buộc nam, nữ phải đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền thì mới có giá trị pháp lý. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 và Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2014).
Những trường hợp sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thuộc những trường hợp mà pháp luật không công nhận thì không được bảo vệ theo chế độ vợ và chồng theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
Tuy nhiên, đối với việc đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014).
Xử phạt nếu sống chung như vợ chồng mà không kết hôn
Trường hợp việc chung sống đó vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Cấm người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Theo đó, từ 01/9/2020 khi Nghị định số 82/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thì mức phạt các hành vi này như sau (theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82):
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Riêng việc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;”
Có thể bạn quan tâm
- Người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày?
- Mẫu đơn yêu cầu luật sư bào chữa mới 2022
- Quy định về quảng cáo hoạt động hành nghề Luật sư
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Chưa đăng ký kết hôn có được sống chung với nhau không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang cần thuê thám tử điều tra, theo dõi, thu thập thông tin an toàn, chuyên nghiệp và muốn tìm kiếm một dịch vụ thám tử tận tâm, dịch vụ thám tử toàn tâm, dịch vụ thám tử theo dõi chồng ngoại tình, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận và giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP, trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được thông tin người cha thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh sẽ được để trống. Con sẽ được mang họ của mẹ.
Tuy nhiên, nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha làm đến làm thủ tục nhận cha – con thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP việc khai sinh cho con và nhận cha, con có thể kết hợp giải quyết đồng thời cùng lúc.
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Quyền nuôi con sẽ được giải quyết theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Căn cứ Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014:
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Cụ thể như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác; kết hôn trong phạm vi 3 đời…