Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?

08/06/2022
Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?
707
Views

Chào Luật sư, luật sư có thể cho tôi hỏi một vấn đề khi Toà án giải quyết đơn khởi kiện dân sự của một ai đó được không ạ. Câu hỏi của tôi là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự? là ai. Tôi chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khác với một vụ án Hình sự nghĩa vụ chứng minh là nghĩa vụ của phía cơ quan điều tra; tuy nhiên đối với một vụ án dân sự nghĩa vụ chứng minh lại thuộc về các đương sự có mặt trong vụ án đó.

Để có thể tìm hiểu về vấn đề chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Chứng minh là gì?

Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng; là bước rất quan trọng trong thủ tục tố tụng. Chứng minh giúp cơ quan điều tra; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Bản chất của chứng minh trong tố tụng dân sự

Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng dân sư chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết; sự kiện của vụ việc dân sự; mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật, là đúng với thực tế. Các phương thức được các chủ thể chứng minh sử dụng để chứng minh ttong tố tụng dân sự cũng rất đa dạng. Nhưng để thực hiện được mục đích; nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.

Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:

– Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập; cung cấp chứng cứ; chứng minh như đương sự.

Lưu ý: Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ; và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng Dân sự.

Quy định chi tiết về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

– Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập; cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu; chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ; và hợp pháp; trừ các trường hợp sau đây:

  • Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức; cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức; cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
  • Đương sự là người lao động trong vụ án lao động; mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu; chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý; lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp; giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
  • Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;
  • Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.

– Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản; và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu; chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng; lợi ích của Nhà nước; hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập; cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện; yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

  • Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa; dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh; mà không đưa ra được chứng cứ; hoặc không đưa ra đủ chứng cứ; thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?
Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?

Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?

Như thông tin vừa đề cập ta biết được có 02 chủ thể sẽ có nghĩa vụ chứng minh:

  • Đương sự;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

– Đương sự ở đây có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

  • Nguyên đơn: Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện; người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền; và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
  • Bị đơn: Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện; hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền; và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện; nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị; hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp của người khác ở đây có thể là:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ; quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
  • Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động; hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng; lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Lưu ý:

  • Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm; quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự; đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ; mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng; thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu; chứng cứ đó.
  • Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp; hoặc tài liệu, chứng cứ; mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm; thì đương sự có quyền giao nộp; trình bày tại phiên tòa sơ thẩm; phiên họp giải quyết việc dân sự; hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.

Trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ của cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự; Tòa án; Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ; mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự; và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu; chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được; thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.

Yêu cầu cơ quan tổ chức cá nhân cung cấp tài liệu chứng cứ

– Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ, đương sự phải làm văn bản yêu cầu ghi rõ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp; lý do cung cấp; họ, tên, địa chỉ của cá nhân; tên; địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu; chứng cứ cần cung cấp.

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp được; thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người có yêu cầu.

– Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu; chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan; tổ chức; cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình; hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

  • Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; tài liệu, chứng cứ cần thu thập; lý do mình không tự thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu; chứng cứ cần thu thập.

– Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết; Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu; chứng cứ cho Tòa án.

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu; chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này; mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án; thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án; mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.

– Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu cung cấp tài liệu; chứng cứ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tạm ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự?

Nguồn chứng cứ được hiểu là nơi rút ra các chứng cứ. Tòa án chỉ có thể thu thập nguồn chứng cứ, từ đó rút ra chứng cứ.
Bất kỳ loại chứng cứ nào cũng nằm trong nguồn chứng cứ nhất định, nhưng không có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào thì đó nhất thiết trong đó sẽ chứa đựng chứng cứ.
-Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
+Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
+ Các vật chứng;
+Lời khai của đương sự;
+Lời khai của người làm chứng;
+Kết luận giám định;
+Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
+ Tập quán;
+Kết quả định giá tài sản;
+Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Bảo vệ chứng cứ mà mình chứng minh?

– Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền đề nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Đề nghị của đương sự phải thể hiện bằng văn bản. Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác.
– Trường hợp người làm chứng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đó. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.