Chủ sở hữu có bị đi tù khi thả rông chó gây tai nạn giao thông không?

20/08/2022
Chủ sở hữu có bị đi tù khi thả rông chó gây tai nạn giao thông không?
594
Views

Khi tham gia giao thông, chúng ta không ít lần gặp đàn bò, trâu, chó… chạy ngang qua đường. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chủ sở hữu có bị đi tù khi thả rông chó gây tai nạn giao thông không? ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Quy định về vấn đề thả rông súc vật trên đường

Theo Điều 34 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“ Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ

1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.

2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Bên cạnh đó, điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định một số hành vi nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

“ Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

c) Thả rông súc vật trên đường bộ…;”

Như vậy, theo quy định không được thả rông súc vật trên đường bộ; người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Chủ sở hữu có bị đi tù khi thả rông chó gây tai nạn giao thông không?
Chủ sở hữu có bị đi tù khi thả rông chó gây tai nạn giao thông không?

Chủ sở hữu có bị đi tù khi thả rông chó gây tai nạn giao thông không?

Xử phạt vi phạm hành chính

Điều 10 Nghị định 100/2019 quy định về mức xử phạt đối với hành vi thả rông súc vật như sau:

“ Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;

c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.”

Trách nhiệm dân sự

Trường hợp chủ gia súc không tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn giao thông, dẫn dắt gia súc đi vào đường giao thông gây tai nạn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 603 Bộ Luật dân sự hiện hành quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: 

“ 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Trách nhiệm hình sự

Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm. Trường hợp vô ý làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 – 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự.

Để hạn chế trường hợp trâu, bò thả rông gây tai nạn giao thông, mỗi người chủ cần có ý thức hơn nữa trong việc quản lý vật nuôi, không chăn, thả trâu, bò trên đường giao thông. Ngoài ra, chính quyền địa phương cùng các cơ quan liên quan cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Chủ sở hữu có bị đi tù khi thả rông chó gây tai nạn giao thông không? . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, quyết toán thuế tncn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại?

Căn cứ Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Cần ý thức trong việc quản lý vật nuôi ra sao để không gây ra thiệt hại?

Để hạn chế việc vật nuôi thả rông lây bệnh hoặc gây tai nạn giao thông, người chủ cần có ý thức hơn trong việc quản lý vật nuôi, không chăn, thả trâu, bò, chó trên đường giao thông. Ngoài ra, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cam kết bồi thường khi vật nuôi gây ra tai nạn cho người khác?

Về việc bồi thường thiệt hại:
Do hành vi của phía bên kia gây ra hậu quả khiến cho con trai anh (chị) bị tổn hại về sức khỏe (chấn thương sọ não), đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì vậy con trai anh (chị) sẽ được bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.