Chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng theo quy định

28/07/2022
Chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng theo quy định
637
Views

Chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc không thực hiện không đúng với những nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng. Trên thực tế, không ít trường hợp vì vi phạm hợp đồng đã khiến cho mục đích hợp đồng không thể đạt được, thậm chí còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng. Xin mời các bạn độc giả cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết “Chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Thương mại

Vi phạm hợp đồng là gì?

Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền vơi dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội.

Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.

Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng với cách hiểu tương đối thống nhất là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình. Các đạo luật này cũng đã quy định tương đối chỉ tiết về các trường hợp vỉ phạm hợp đồng và các chế tài được áp dụng tương ứng với từng trường hợp vi phạm ấy.

Các dạng vi phạm hợp đồng hiện nay

  • Vi phạm về chủ thể

Không chịu thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do cho bên kia (hợp đồng chưa được bên nào thực hiện).

Không chịu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng. Chẳng hạn như vay tiền sau khi nhận được tiền vay thì sau đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng (mặc dù có thực hiện hợp đồng).

  • Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng

Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể. Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng

Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định. Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.

Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm. Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.

Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.

Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định do một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.

Các hành vi vi phạm hợp đồng thường gặp

Chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng
  •  Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể. Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng (Ví dụ: Trẻ em tham gia giao dịch dân sự mà không có người giám hộ, người của pháp nhân ký kết hợp đồng kinh tế nhưng không có giấy ủy quyền của người đại diện hợp pháp là người đứng đầu pháp nhân đó…).
  • Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định.
  • Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.
  • Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm. Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu. Ngoài ra, nhiều trường hợp về nội dung thì hợp pháp nhưng thực chất đối tượng hợp đồng (hàng hóa) lại là bất hợp pháp do không bảo đảm các giấy tờ hợp pháp (như hàng buôn lậu) hoặc để che giấu một hoạt động bất hợp pháp (như khai thấp giá mua bán để trốn thuế) cũng bị coi là vi phạm bất kể các bên có biết rõ thỏa thuận ngầm với nhau hay không.
  • Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này. Đây là dạng vi phạm khá nhiều do sự thiếu hiểu biết hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bên để lập hợp đồng mà nội dung của mỗi loại hợp đồng lại không bảo đảm theo quy định của pháp luật về các nội dung cơ bản của hợp đồng đó, tức là không rõ ràng hoặc thiếu những nội dung của một hợp đồng.
  • Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định do một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.

Chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Phạt vi phạm. Buộc bồi thường thiệt hại.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Huỷ bỏ hợp đồng.
  • Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm, sẽ áp dụng các chế tài phù hợp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện tách thửa đất vườn”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, về những vấn đề về mẫu đơn đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục đăng ký khai sinh , tờ đăng ký lại khai sinh giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến những quy định pháp luật quý khách vui lòng liên hệ Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm hợp đồng thương mại có thể bị xử lý như thế nào?

Trong quá trình ký kết, thực hiện các hợp đồng trong thương mại, việc một bên vi phạm nghĩa vụ đã giao kết, thỏa thuận trong hợp đồng có thể dẫn đến ảnh hưởng, gây thiệt hại tới bên còn lại. Khi đó, bên bị ảnh hưởng, thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm một số trách nhiệm ràng buộc, như buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại,…
Theo quy định tại Điều 292 Luật thương mại năm 2005 gồm các chế tài sau:
– Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
– Phạt vi phạm.
– Buộc bồi thường thiệt hại.
– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
– Huỷ bỏ hợp đồng.
Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Phạt vi phạm hợp đồng như thế nào?

Căn cứ theo Điều Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
– Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
– Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Như vậy, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Có thể hiểu, nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm. Còn đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.