Luật Hình sự là một phạm trù rất khó khăn và phức tạp. Đặc biệt là trong vấn đề xác định tội phạm và quá trình tố tụng hình sự. Sự khó khăn và phức tạp này được hình thành do trong một vụ án hình sự tồn tại rất nhiều chứng cứ. Và việc xác định, phân loại và sắp xếp các chứng cứ này trở nên logic là một việc khó. Trong hình sự, tồn tại khá nhiều khái niệm tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Có thể kể đến như: đồng phạm; người có hành vi che giấu tội phạm. Vậy hành vi che giấu tội phạm sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Tội phạm là gì?
Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự; do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.
Thế nào là đồng phạm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Muốn xác định vụ án xảy ra là đồng phạm thì phải dựa vào những căn cứ về khách quan và chủ quan.
Trong đồng phạm được chia làm 3 dạng đồng phạm nhỏ hơn gồm có: người tổ chức; người thực hành; người giúp sức và người xúi giục. Trong đó; người giúp sức có thể là người tham gia trước hoặc sau khi hành vi vi phạm xảy ra; có thể giúp về mặt vật chất, tinh thần như cổ vũ hay giúp che giấu hành vi vi phạm. Tuy nhiên; người giúp sức phải là người đã có sự thỏa thuận từ trước với người có hành vi vi phạm.
Thế nào là không tố giác tội phạm?
Không tố giác tội phạm là trường hợp người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2, 3 Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đang được chuẩn bị; hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 đang được thực hiện hoạc đã được thực hiện mà không tố giác; và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự.
Thế nào là che giấu tội phạm?
Che giấu tội phạm là hành vi không hứa hẹn trước mà che giấu hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Phân biệt đồng phạm và che giấu tội phạm
Có thể thấy, khác biệt lớn nhất giữa che giấu tội phạm và người giúp sức là sự thỏa thuận từ trước. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu hành vi vi phạm sẽ được coi là hành vi che giấu tội phạm.
Phân biệt không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm
Có thể thấy, không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm có điểm khác biệt đó là việc biết trước hành vi phạm tội sẽ xảy ra. Trong đó, người thực hiện hành vi che giấu tội phạm không biết trước hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra.
Xử lý hình sự đối với hành vi che giấu tội phạm
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm trong trường hợp: người nào không hẹn trước mà che giấu một trong các hành vi sau:
- Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121.
- Điều 123; các khoản 2, 3 và 4 Điều 141; Điều 142; Điều 144; khoản 2, 3 Điều 146; các khoản 1, 2, 3 Điều 150; các điều 151, 152, 153, 154.
- Điều 168, 169; các khoản 2, 3, 4 Điều 173; các khoản 2, 3, 4 Điều 174; các khoản 2, 3, 4 Điều 175; các khoản 2, 3, 4 Điều 178.
- Khoản 3, 4 Điều 188; khoản 3 Điều 189; khoản 2, 3 Điều 190; khoản 2, 3 Điều 191; khoản 2, 3 Điều 192; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 193; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 194; các khoản 2, 3, 4 Điều 195; khoản 2, 3 Điều 196; khoản 3 Điều 205; các khoản 2, 3, 4 Điều 207; Điều 207; Điều 208; khoản 2, 3 Điều 219; khoản 2, 3 Điều 220; khoản 2, 3 Điều 221; khoản 2, 3 Điều 222; khoản 2, 3 Điều 223; khoản 2, 3 Điều 224.
- Khoản 2, 3 Điều 243.
- Các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253; khoản 2 Điều 254; các Điều 255, 256, 257, 258; khoản 2 Điều 259.
- Các khoản 2, 3, 4 Điều 265; các điều 282, 299, 301, 302, 303, 304; các khoản 2,3,4 Điều 305; các khoản 2, 3, 4 Điều 309; các khoản 2, 3, 4 Điều 311; khoản 2, 3 Điều 329.
- Các khoản 2, 3, 4 Điều 353; khoản 2, 3, 4 Điều 354; khoản 2, 3, 4 Điều 355; khoản 2, 3 Điều 356; khoản 2, 3, 4 Điều 357; khoản 2, 3, 4 Điều 358; khoản 2, 3, 4 Điều 359; khoản 2, 3, 4 Điều 364; khoản 2, 3, 4 Điều 365.
- Khoản 3, 4 Điều 373; khoản 3, 4 Điều 374; khoản 2 Điều 386.
- Các Điều 421, 422, 423, 424, 425.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có hành vi khác bao che người phạm tội.
Những trường hợp che giấu tội phạm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Mặc dù quy định chặt chẽ như vậy nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Từ đó có thể rút ra kết luận, người có hành vi che giấu tội phạm sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện:
- Người có hành vi che giấu tội phạm là: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội.
- Việc che giấu hành vi phạm tội không bao gồm việc che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm; cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
- Tội phạm bị che giấu không phải tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Có thể bạn quan tâm:
- Tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
- Mẹ che giấu cho con phạm tội có bị xử lý hình sự không?
- Bố che giấu con phạm tội có bị xử lý hình sự hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Che giấu tội phạm sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 18, Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; bố mẹ nếu không có hành vi cản trở việc điều tra vụ án; và tội phạm mà người con mắc phải không phải tội xâm phạm an ninh quốc gia hay tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 389 thì sẽ không bị xử lý hình sự.