Chế độ với quân nhân, công an xuất ngũ từ ngày 1/12/2021

04/12/2021
Chế độ với quân nhân, công an xuất ngũ từ ngày 1/12/2021
1005
Views

Chào luật sư! Tôi được biết đối với ngành lực lượng vũ trang như quân đội; công an khi nghỉ hưu sẽ được hưởng những chế độ ưu đãi nhất định. Nhưng liệu xuất ngũ trước tuổi nghỉ hưu có được hưởng chế độ gì không? Hơn thế nữa tôi còn được biết là từ tháng 12 này đã có 1 số quy định mới về vấn đề này. Rất mong được luật sư tư vấn về Chế độ với quân nhân, công an xuất ngũ từ ngày 1/12/2021. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Chế độ với quân nhân, công an xuất ngũ từ ngày 1/12/2021 như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019

Luật công an nhân dân năm 2018

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015

Nghị định 27/2016/NĐ-CP

Nghị định 49/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Trước đây; chế độ đói với quân nhân, công an nhân dân khi xuất ngũ được quy định tại Quyết định số 559/1993/TTg ; và được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 113/2004/TTg. Tuy nhiên; bắt đầu từ ngày 1/12/2021; Quyết định trên (Quyết định số 595/1993 được sửa đổi tại Quyết định 113/2004 của Thủ tướng chính phủ); đã bị bãi bỏ theo văn bản do Phó thủ tướng Phạm Bình Minh ký ngày 24/11.

Chế độ đối với quân nhân, công an xuất ngũ

Để nắm được vấn đề quân nhân và công an nhân dân khi xuất ngũ sẽ được hưởng những chế độ gì; thì bài viết sẽ đi phân tích: chế độ đối với quân nhân; công an khi xuất ngũ theo quy định cũ và chế độ đối với quân nhân; công an khi xuất ngũ theo quy định mới. Để vừa thấy được sự thay đổi của pháp luật; vừa nắm được vấn đề. Trong đó:

  • Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội; đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác; bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
  • Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng; chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Chế độ với quân nhân, công an xuất ngũ theo quy định cũ

Quyết định 595/1993/TTg và Quyết định 113/2004/TTg quy định; những quân nhân, công an “chưa đủ điều kiện hưởng hưu trí”; khi xuất ngũ về địa phương sẽ được hưởng trợ cấp.

Trợ cấp xuất ngũ:

  • Đối với quân nhân; công an nhân dân thuộc diện hưởng lương được tính bằng cách; lấy số năm công tác (tuổi quân đối với quân nhân; thâm niên đối với công an nhân dân) nhân với 1,5 tháng tiền lương cấp hàm hoặc bậc lương chuyên nghiệp và các khoản phụ cấp thâm niên; chức vụ (nếu có) đang hưởng trước khi xuất ngũ.
  • Đối với quân nhân; công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí được tính bằng cách lấy số năm phục vụ tại ngũ nhân với 2 tháng tiền lương tối thiểu.
  • Trường hợp quân nhân; công an nhân dân đã có thời gian là công nhân; viên chức Nhà nước thì khi xuất ngũ thời gian đó được tính hưởng trợ cấp thôi việc như công nhân; viên chức Nhà nước thôi việc.

Trợ cấp tạo việc làm: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan; chiến sĩ công an nhân dân khi xuất ngũ được hưởng chế độ trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu.

Trợ cấp xuất ngũ đối với người hưởng lương do nguồn bảo hiểm xã hội chi trả. Trợ cấp xuất ngũ đối với người hưởng sinh hoạt phí và trợ cấp học nghề do Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm tính vào Ngân sách Quốc phòng, Nội vụ.

Quân nhân; Công an nhân dân xuất ngũ được ưu tiên vào học nghề hoặc được giới thiệu việc làm tại các trung tâm xúc tiến việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.

Hiện, các quyết định trên được bãi bỏ nhưng quyền lợi của quân nhân; công an khi xuất ngũ vẫn được đảm bảo theo các quy định hiện hành. Cụ thể sẽ được phân tích dưới đây:

Chế độ với quân nhân, công an xuất ngũ theo quy định mới

Theo Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam; những sĩ quan mang quân hàm từ thiếu úy đến đại tướng nếu rời khỏi quân đội sẽ được gọi bằng khái niệm “thôi tại ngũ“. Bao gồm các trường hợp: Nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, nghỉ theo chế độ bệnh binh; (theo quy định tại Điều 35).

Những sĩ quan phục viên sẽ được trợ cấp việc làm bằng 6 tháng lương cơ sở và hưởng trợ cấp phục viên một lần bằng số năm công tác nhân một tháng lương hiện hành. Trường hợp thôi tại ngũ khác được hưởng các chính sách về bảo hiểm, lương hưu, y tế…

Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội là những người từ binh nhì đến thượng sĩ; khi xuất ngũ được trợ cấp việc làm bằng 6 tháng lương cơ sở; hưởng bảo hiểm một lần và trợ cấp xuất ngũ một lần.

Điều 7, Nghị định 27/2016 quy định, trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ sở. Những người phục vụ đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng hoặc thêm một tháng phụ cấp nếu phục vụ từ 25 đến dưới 30 tháng.

Sĩ quan, hạ sĩ quan công an khi xuất ngũ được hưởng chế độ theo Điều 5, Nghị định 49/2019. Cụ thể, họ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; trợ cấp một lần bằng số năm công tác nhân một tháng tiền lương hiện hành; được trợ cấp việc làm bằng 6 tháng lương cơ sở.

Chiến sĩ công an nhân dân xuất ngũ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự gồm trợ cấp việc làm, chi phí đi lại, bảo hiểm xã hội, ưu tiên sắp xếp việc làm…

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; hiện tại không còn sử dụng khái niệm “xuất ngũ” mà thay vào đó là khái niệm “thôi tại ngũ”. Việc bãi bỏ các Quyết định về chế độ đối với quân nhân, công an nhân dân xuất ngũ; sẽ không làm mất đi quyền lợi. Thay vào đó; quyền lợi của các quân nhân; công an nhân dân thôi tại ngũ vẫn được đảm bảo theo quy định pháp luật; như: chế độ bảo hiểm xã hội; trợ cấp việc làm;…

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xác nhận để hưởng chế độ thương binh bao gồm?

Theo Điều 14 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH, hồ sơ để được hưởng chế độ thương binh bao gồm:
Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu TB1).
Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương.
Biên bản giám định thương tật (Mẫu TB2).
Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật hàng tháng (Mẫu TB3)

Loạn thị có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Người bị loạn thị sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. Tuy nhiên; công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì lý do nêu trên; nếu khắc phục được tật khúc xạ và đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe và còn trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì vẫn được tham gia nghĩa vụ quân sự bình thường.

Trường hợp được công nhận hoàn thành NVQS?

Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên; đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên; theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận