Chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi theo quy định năm 2023

25/04/2023
Chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi
454
Views

Chế độ con nhỏ là quyền lợi của lao động nữ khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Thấu hiểu được việc nuôi con trong giai đoạn chập chững rất khó khăn, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để đảm bảo quyền lợi cho những lao động nữ phải nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Do đó, lao động nữ cần nắm rõ những chính sách này để chăm sóc cho con tốt hơn và bảo vệ lợi ích của mình. Vậy cụ thể, Chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi được quy định như thế nào? Viên chức nữ nuôi con dưới 24 tháng tuổi có quyền từ chối đi biệt phái không? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp quý độc giả giải đáp những vấn đề này và cung cấp những quy định pháp luật liên quan. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Những quyền lợi khi nuôi con nhỏ lao động nữ cần biết

Dưới đây là 8 quyền lợi từ chế độ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi người lao động cần biết để đảm bảo quyền lợi bản thân và sẽ rất hữu ích trong giai đoạn đầu sau sinh này.

(1) Từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Như vậy, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được quyền từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi có yêu cầu của người sử dụng lao động.

(2) Được chuyển việc hoặc giảm bớt giờ làm

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 thì lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi khi:

  • Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 
  • Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • Làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai. 

Lưu ý: Lao động nữ phải có thông báo cho người sử dụng lao động biết để được xét duyệt.

(3) Không bị chấm dứt hợp đồng vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 17, Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ các trường hợp:

  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết;
  • Người sử dụng lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

(4) Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới 

Trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, sẽ được ưu tiên giao kết hợp đồng mới theo quy định tại Khoản 3, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019.

(5) Không bị xử lý kỷ luật lao động

Để tạo điều kiện cho lao động nữ nuôi con được thuận lợi, tại Khoản 4, Điều 122, Bộ luật Lao động 2019 quy định không được xử lý kỷ luật lao động với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Các hình thức kỷ luật lao động sẽ được thực hiện sau khi người lao động hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Quy định trên giúp người lao động nữ trong thời gian nuôi con được hưởng những quyền lợi cơ bản về lương thưởng và giảm áp lực kỷ luật nếu có. Đối với phụ nữ mang thai cũng được hưởng quyền lợi này.

Chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi
Chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi

(6) Được nghỉ mỗi ngày 60 phút hưởng đủ tiền lương

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 thì lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Mặt khác, tại Khoản 4, Điều 80, Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động cũng quy định chi tiết thời gian nghỉ như sau:

  • Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Trường có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Trong trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

(7) Có thời gian nghỉ tối đa 20 ngày làm việc/ con/ năm

Căn cứ vào Điều 27, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trường hợp lao động nữ đóng BHXH bắt buộc có con bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì được nghỉ tối đa 20 ngày làm việc/năm/mỗi con. Thời gian nghỉ tính hưởng không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

(8) Hưởng trợ cấp khi con ốm đau

Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi tham gia BHXH bắt buộc và đủ điều kiện hưởng chế độ con ốm đau được hưởng mức trợ cấp trong thời gian nghỉ việc chăm con theo quy định tại Điều 28, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: 

  • Mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
  • Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Như vậy, tổng số tiền chế độ ốm đau mà cha mẹ được hưởng mỗi lần con ốm đau được tính theo công thức:

Tiền trợ cấp = { 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ }/ { 24 x số ngày nghỉ }

Lưu ý:  Số ngày nghỉ không vượt quá số ngày tối đa không quá 20 ngày/năm theo quy định.

Chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi như thế nào?

Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng  lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa.

Không bị áp dụng hình thức kỷ luật lao động

Theo quy định của bộ luật lao động năm 2019, quy định về các hình thức kỷ luật khác nhau đối với người lao động khi vi phạm vào những trường hợp bị kỷ luật lao động được quy định cụ thể, gồm có khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức hay sa thải. Tuy nhiên với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì không bị áp dụng hình thức kỷ luật nào.

Theo khoản 4 điều 155 bộ luật lao động năm 2019: “4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.”

Tuy nhiên, quy định này cũng loại trừ trường hợp người lao động cố tình vi phạm bằng việc khi vi phạm sẽ được tạm hoãn xử lý kỷ luật lao động và kể từ thời điểm con đủ 01 tuổi, nếu vẫn còn thời hiệu, lúc này lao động nữ mới bị xử lý kỷ luật.

Không bị sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động

Pháp luật lao động không áp dụng trường hợp kỷ luật sa thải và các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Người sử dụng lao động không được phép lấy lý do đó để sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết hoặc tổ chức chấm dứt hoạt động.

Theo quy định tại khoản 3 điều 155 Bộ luật lao động năm 2019: “3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.”

Viên chức nữ nuôi con dưới 24 tháng tuổi có quyền từ chối đi biệt phái không?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định về việc biệt phái viên chức như sau:

“Điều 36. Biệt phái viên chức

  1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
  2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
  3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
  4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
  5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
  6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
  7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”
    Và đồng thời theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

“Điều 27. Biệt phái viên chức

Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.”

Như vậy, theo quy định trên thì việc người đứng đầu cơ quan, đơn vị yêu cầu viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi đi biệt phái là trái pháp luật. Nếu tùy vào hoàn cảnh cũng như tính chất của nhiệm vụ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị vẫn có thể thỏa thuận với viên chức nữ nếu viên chức nữ đồng ý với việc đi biệt phái này, cơ quan, đơn vị phải đảm bảo mọi quyền lợi đối với viên chức n

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thoả thuận đặt cọc mua bán nhà đất. vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp


Người lao động có con
dưới 12 tháng bị ốm sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

Điều 141 BLLĐ năm 2019 đã ghi nhận về quyền lợi khi người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng theo chế độ của Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Căn cứ Điều 25 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau khi con bị bệnh nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện:
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau;
– Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện trên, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng cũng sẽ được hưởng quyền lợi về chế độ ốm đau.

Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi được nghỉ như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo như quy định này thì pháp luật lao động chỉ ghi nhận trường hợp người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp nuôi con dưới 36 tháng tuổi không quy định. Điều này đồng nghĩa với việc lao động nữ nuôi con từ trên 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi không được hưởng chế độ này (Trừ trường hợp thỏa ước lao động có quy định khác).

Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có được chuyển việc hoặc giảm bớt giờ làm?

Câu trả lời là có. Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.