Chế độ người có công với cách mạng khi mất

18/08/2022
Chế độ người có công với cách mạng khi mất
610
Views

Nhằm tri ân với những người đã hi sinh, chiến đấu trong kháng chiến để bảo vệ sự độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ, Nhà nước đã và đang có những chính sách cần thiết để hỗ trợ cho những người có công với cách mạng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chế độ người có công với cách mạng khi mất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Người có công với cách mạng là những ai?

Căn cứ vào Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định về những người có công với cách mạng bao gồm những người sau đây:

“Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

1. Người có công với cách mạng bao gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”

Như vậy, người có công với cách mạng bao gồm tất cả các đối tượng nêu trên.

Chế độ người có công với cách mạng khi mất
Chế độ người có công với cách mạng khi mất

Chế độ người có công với cách mạng khi mất được quy định như thế nào?

Để được hưởng trợ cấp mai táng khi người có công với cách mạng từ trần, cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 122 Nghị định 131/2021/NĐ-CP sau đây:

  • Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện mai táng có trách nhiệm lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP kèm bản sao được chứng thực từ giấy báo tử hoặc trích lục khai tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi địa phương quản lý hồ sơ người có công.

Trường hợp người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chưa hưởng trợ cấp một lần mà chết thì kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ quy định tại Điều 65 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử.

Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng chưa hưởng trợ cấp ưu đãi mà chết thì kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ quy định tại Điều 68 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cấp giấy báo tử.

  • Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi đối với người có công theo Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP; ban hành quyết định giải quyết trợ cấp mai táng theo Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP; thực hiện ghép, lưu hồ sơ.

Điều kiện để được hưởng trợ cấp và mai táng một lần khi người có công với cách mạng từ trần

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 121 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, điều kiện để được hưởng trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần là trợ cấp một lần nói trên với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng (không gồm trợ cấp người phục vụ) đối với đại diện thân nhân khi người có công hoặc người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng là thân nhân liệt sĩ, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ trần.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Chế độ người có công với cách mạng khi mất . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quy định mới về trợ cấp người có công với cách mạng?

Mức trợ cấp đối với Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945: Diện thoát ly là 1.693.000 đồng; diện không thoát ly 2.874.000 đồng. Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 từ trần là 1.515.000 đồng.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng?

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được quy định như sau:
+ Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng.
+ Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
+ Lợi dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có cộng với cách mạng để vi phạm pháp luật.

Người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi nào?

Căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 (Các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 75/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/09/2021) quy định về các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng:
– Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
– Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
– Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
– Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
– Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
-Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
– Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật
Tùy vào từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng có thể được hưởng các chế độ ưu đã nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.