Chế độ nghỉ trực thai sản ngành y tế được quy định ra sao?

08/09/2023
Chế độ nghỉ trực thai sản ngành y tế được quy định ra sao?
560
Views

Nhân viên y tế cũng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như một người lao động bình thường. Do đó họ sẽ được hưởng chế độ thai sản. Trong khi nghỉ thai sản, nhân viên ngành y tế thường được hưởng một trợ cấp tiền lương hay trợ cấp khác tương đương mức lương của mình. Mức trợ cấp này được pháp luật quy định cụ thể. Vậy chế độ nghỉ trực thai sản ngành y tế được quy định ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 56/2011/NĐ-CP;
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Nhân viên y tế nghỉ thai sản được hưởng phụ cấp ưu đãi không?

Ngoài các quyền lợi nghỉ thai sản cơ bản, nhân viên ngành y tế có thể được hưởng các chế độ bổ sung như bảo hiểm y tế gia đình hoặc các chương trình hỗ trợ sức khỏe sau khi sinh. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc nhân viên y tế nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp ưu đãi không. Để trả lời được câu hỏi này thì phải tìm hiểu quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP.

Theo Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP:

“Điều 3. Mức phụ cấp ưu đãi

6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.”

Đồng thời tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 56/2011/NĐ-CP:

“Điều 3. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế

4. Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

Như vậy trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản thì nhân viên y tế không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Nhân viên y tế được hưởng chế độ nghỉ thai sản theo văn bản nào có quy định?

Theo quy định pháp luật, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi ký kết hợp đồng lao động. Bảo hiểm xã hội mang đến nhiều chế độ, trong đó có chế độ nghỉ thai sản. Về thời gian nghỉ thai sản, Bộ luật Lao động hiện hành có quy định cụ thể và trong đó có quy định thời gian nghỉ dưỡng sau sinh của lao động nữ.

Theo khoản 2 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ thai sản như sau:

  • Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
  • Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
  • Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Theo đó, thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ là thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ thai sản của công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập sẽ không được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế. Như vậy, với trường hợp này, chị là viên chức ngành y tế và đang nghỉ 06 tháng thai sản khi sinh con. Theo quy định trên thời gian nghỉ việc này chị không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế.

Chế độ nghỉ trực thai sản ngành y tế được quy định ra sao?
Chế độ nghỉ trực thai sản ngành y tế được quy định ra sao?

Chế độ nghỉ trực thai sản ngành y tế được quy định ra sao?

Thời gian nghỉ trực thai sản thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là khoảng thời gian để phụ nữ mang bầu hoặc sau khi sinh con có thể nghỉ việc hoàn toàn để chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng con. Trong khoảng thời gian này, lao động nữ sẽ được hưởng lương. Bên cạnh đó, ngoài lao động nữ thì lao động nam có vợ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Tại Điều 32, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai và thời gian hưởng chế độ khi sinh con, cụ thể:

– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

(2) Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

  • 05 ngày làm việc;
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

– Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

– Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

– Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

– Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Chế độ nghỉ trực thai sản ngành y tế được quy định ra sao? hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đất trồng cây lâu năm chuyển sang thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng hưởng chế độ thai sản năm 2023 bao gồm những ai?

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai năm 2023 là bao lâu?

Tại Điều 32 Luật BHXH 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 3 Luật BHXH 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi năm 2023 được quy định như thế nào?

Tại Điều 36 Luật BHXH 2014 Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi như sau:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật BHXH 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.