Chế độ nghỉ phép với cán bộ công an nhân dân?

26/08/2022
Chế độ nghỉ phép với cán bộ công an nhân dân?
609
Views

Xin chào luatsu247, con trai tôi vừa trúng tuyển vào ngành công an. Tôi có đọc một vài thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng vẫn chưa nắm rõ được các quy định liên quan đến việc nghỉ phép với cán bộ công an nhân dân. Mong được luật sư giải đáp. Xin cảm ơn.

Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho luatsu247. Các quy định liên quan đến ngành công an nói chung và chế độ nghỉ phép của ngành công an nói riêng khá được các độc giả quan tâm. Hôm nay luatsu 247 sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc chế độ nghỉ phép với công an nhân dân được quy định như thế nào? Các chế độ được quy định tại quy định pháp luật nào?

Căn cứ pháp luật

Nghỉ phép là gì?

Nghỉ phép năm hay ngày nghỉ hàng năm (cách gọi chính xác trong Luật lao động) là một trong những quyền lợi cơ bản và quan trọng mà người lao động (NLĐ) được hưởng trong 1 năm làm việc cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị nào (tức cho người sử dụng lao động (NSDLĐ)). Tùy thuộc vào môi trường làm việc, tính chất công việc và quy định tại mỗi nơi mà NLĐ sẽ được hưởng số ngày nghỉ phép năm tương ứng (có thể là 12, 14 hoặc 16 ngày trong vòng 1 năm). Trường hợp, NLĐ chưa đủ 1 năm làm việc thì vẫn được hưởng chế độ này với mỗi tháng làm việc kết thúc sẽ tương ứng với 1 ngày nghỉ phép cộng thêm.

Số ngày nghỉ phép năm theo Luật

Theo Điều 111 Bộ Luật lao động 2012 quy định nghỉ hàng năm như sau:

“- NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một NSDLĐ thì được nghỉ hàng năm:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường

+ 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật

+ 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”

Như vậy, tùy vào công việc mà số ngày nghỉ phép năm của NLĐ sẽ được định mức từ 12 đến 16 ngày mỗi năm. Ngoài ra, số ngày nghỉ phép năm sẽ được tính lũy tiến sau mỗi 5 năm làm việc – cứ sau mỗi 5 năm sẽ được tính thêm 1 ngày phép.

Về thời điểm nghỉ phép hàng năm 

  • Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
  • Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
  • Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.

Ngoài ra, Điều 112 Bộ luật lao động quy định: Cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Chưa nghỉ hết phép, người lao động được trả bằng tiền mặt?

Điều 114 Bộ luật lao động về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ quy định: NLĐ có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Một số trường hợp nghỉ phép được nhận phụ cấp đi đường?

Điều 113 Bộ luật lao động về tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm quy định: Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.

Chế độ nghỉ phép với cán bộ công an nhân dân?
Chế độ nghỉ phép với cán bộ công an nhân dân?

Chế độ nghỉ phép với cán bộ công an nhân dân?

Chế độ nghỉ phép đối với cán bộ Công an nhân dân (CAND) được hướng dẫn tại Thông tư 07/2004/TT-BCA(X13) ngày 10/6/2004 của Bộ Công an, cụ thể:

– Cán bộ, chiến sỹ (trừ công nhân viên Công an, học viên các trường, chiến sỹ phục vụ có thời hạn có quy định riêng) có đủ thời gian làm việc 12 tháng, được nghỉ hàng năm là 15 ngày làm việc. Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên; cứ đủ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày, cụ thể như sau:

Có đủ 5 năm đến dưới 10 năm được nghỉ thêm 1 ngày

Có đủ 10 năm đến dưới 15 năm được nghỉ thêm 2 ngày

Có đủ 15 năm đến dưới 20 năm được nghỉ thêm 3 ngày

Có đủ 20 năm đến dưới 25 năm được nghỉ thêm 4 ngày

Có đủ 25 năm đến dưới 30 năm được nghỉ thêm 5 ngày

Có đủ 30 năm đến dưới 35 năm được nghỉ thêm 6 ngày

Có đủ 35 năm trở lên được nghỉ thêm 7 ngày

Trong 1 năm làm việc, cán bộ, chiến sỹ có tổng thời gian nghỉ (cộng dồn) do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên 06 tháng hoặc nghỉ ốm đau, nghỉ không hưởng lương trên 3 tháng thì không được thực hiện chế độ nghỉ hàng năm của năm ấy.

Chế độ thanh toán khi “không nghỉ hoặc không nghỉ hết phép”

Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11/6/2012 của Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong CAND như sau:

– Nếu do yêu cầu công tác, đơn vị không thể bố trí được thời gian cho cán bộ, chiến sỹ nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày được nghỉ phép và có quyết định bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị về việc trưng dụng cán bộ, chiến sỹ trong thời gian nghỉ phép thì cán bộ, chiến sỹ được thanh toán tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép.

– Mức tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép hàng năm được tính theo công thức:

Tiền bồi dưỡng = (Mức lương cấp bậc hàm, ngạch bậc + Các khoản phụ cấp theo lương)/22 ngày x Số ngày không nghỉ hàng năm

– Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đã được đơn vị bố trí, sắp xếp thời gian cho nghỉ phép nhưng không có nhu cầu nghỉ phép hoặc tự nguyện không nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

Trên đây là các giải đáp liên quan đến ” Chế độ nghỉ phép của công an nhân dân?”. Mong các bạn sẽ có được những thông tin hữu ích.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Chế độ nghỉ phép với cán bộ công an nhân dân?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; dịch vụ thám tử toàn tâm, cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Em đang đi nghĩa vụ công an bạn gái em ở nhà mang thai con em, em muốn về thì phải làm sao ạ? Có xin về được không ạ?

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ vào pháp luật về thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, tại điều 10 Nghị định 129/2015/NĐ-CP có quy định:
Điều 10. Chế độ, chính sách trong thời gian phục vụ và khi xuất ngũ
1. Trong thời gian phục vụ tại ngũ, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang; khi hết thời hạn phục vụ được trợ cấp học nghề hoặc trợ cấp tạo việc làm và được ưu tiên thi tuyển vào các trường Công an nhân dân, được hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ văn bản của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ và khi xuất ngũ để hướng dẫn thực hiện trong Công an nhân dân.
Theo đó, trong thời gian phục vụ tại ngũ, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ công an sẽ quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân căn cứ theo Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Hướng dẫn quy định trên, tại khoản 1 điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP có quy định về chế độ nghỉ phép như sau:
Điều 3. Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Theo đó, nếu bạn đang phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi thì được nghỉ phép hàng năm và thời gian nghỉ là 10 ngày ( không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu xe, tiền phụ cấp khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp, bạn đang phục vụ tại ngũ dưới 13 tháng thì sẽ không được nghỉ phép năm.

Ông Sơn đang hoạt động trong ngành công an hỏi, số ngày nghỉ thêm do thâm niên có được tính là ngày làm việc không? Nếu ông có 15 năm thâm niên thì chế độ phép năm của ông sẽ là 18 ngày làm việc có đúng không và quy định về số ngày đi đường khi nghỉ phép như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Mục A Thông tư số 07/2004/TT-BCA(X13) ngày 10/6/2004 hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ phép, nghỉ ngày lễ, nghỉ ngày tết và ngày thành lập công an nhân dân thì: “Cán bộ, chiến sĩ có đủ thời gian làm việc 12 tháng, được nghỉ hàng năm là 15 ngày làm việc; số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày”.
Như vậy, chế độ nghỉ phép hàng năm tính theo ngày làm việc (không tính thứ Bảy và Chủ nhật).
Về số ngày đi đường khi nghỉ phép, theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Mục A Thông tư số 07/2004/TT-BCA(X13), cán bộ, chiến sĩ nghỉ hàng năm nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thủy, tàu hỏa mà số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên 2 ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.
Do vậy, số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên 2 ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm. 

Tôi công tác trong lực lượng Công an nhân dân đã được 15 năm, chế độ nghỉ phép của tôi hiện nay là 18 ngày. Bộ Công an cho tôi hỏi, số ngày nghỉ phép tính theo chế độ thâm niên có tính vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật không và quy định về số ngày đi đường khi nghỉ phép là như thế nào? 

– Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Mục A Thông tư số 07/2004/TT-BCA(X13), ngày 10/6/2004 hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ phép, nghỉ ngày lễ, nghỉ ngày tết và ngày thành lập Công an nhân dân thì: “Cán bộ, chiến sĩ có đủ thời gian làm việc 12 tháng, được nghỉ hàng năm là 15 ngày làm việc; số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên, cứ 05 năm được nghỉ thêm 01 ngày”. Như vậy, chế độ nghỉ phép hàng năm tính theo ngày làm việc (không tính thứ Bảy và Chủ nhật).
– Về số ngày đi đường khi nghỉ phép, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Mục A Thông tư số 07/2004/TT-BCA(X13) như sau: “Cán bộ, chiến sĩ nghỉ hàng năm nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thủy, tàu hỏa mà số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên hai ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm”. Do vậy, số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên hai ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.