Chế độ nghỉ phép của viên chức hiện nay ra sao?

02/04/2022
1036
Views

Khi làm việc thì bất cứ ai cũng sẽ được nghỉ hằng năm theo quy định. Tuy nhiên, đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc trong các cơ quan hành chính của nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ nghỉ như thế nào? Chế độ nghỉ phép của viên chức hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Chế độ nghỉ phép của viên chức

Theo quy định của Luật viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Chế độ nghỉ phép của viên chức hiện nay ra sao?

Quy định về chế độ nghỉ phép của viên chức

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được hưởng các chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Nếu viên chức không nghỉ hoặc không nghỉ hết số ngày nghỉ này thì được thanh toán tiền cho những ngày không nghỉ.

Ngoài ra, nếu viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu thì có thể được gộp ngày nghỉ phép:

– Gộp số ngày nghỉ phép của hai năm để nghị một lần;

– Gộp số ngày nghỉ phép của ba năm để nghỉ một lần. Trong trường hợp này, viên chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt: Với các lĩnh vực đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định riêng.

Chế độ nghỉ phép của viên chức hiện nay ra sao?

Chế độ nghỉ phép của cán bộ công chức xã

Điều 13 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ, cán bộ, công chức được nghỉ hằng năm; nghỉ lễ; nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Do đó, cán bộ, công chức cấp xã cũng được hưởng chế độ nghỉ phép năm như những đối tượng cán bộ; công chức khác. Cụ thể theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động hiện hành:

– 12 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;

– 14 ngày nếu làm việc ở nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt;

– 16 ngày nếu làm việc ở nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

Đặc biệt: Cứ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Thời gian nghỉ được tính vào số ngày đi làm

Ngày nghỉ hằng năm

  • Cán bộ, công chức có đủ 12 tháng làm việc tại một cơ quan/đơn vị thì được nghỉ 12 ngày làm việc/năm nếu làm công việc bình thường.
  • Cứ 05 năm làm việc cho một cơ quan/đơn vị, cán bộ, công chức lại có thêm 01 ngày nghỉ hàng năm.

Ngày nghỉ lễ, tết

  • 01 ngày vào dịp Tết Dương lịch,
  • 05 ngày vào dịp Tết Âm lịch,
  • 01 ngày vào dịp Chiến thắng 30/4,
  • 01 ngày vào dịp Quốc tế lao động 01/05,
  • 01 ngày vào dịp Quốc khánh 02/09,
  • 01 ngày vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 Âm lịch.

Nghỉ việc riêng

  • Kết hôn: Nghỉ 03 ngày
  • Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày
  • Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: Nghỉ 03 ngày.

Không nghỉ hết phép có được bù tiền không?

Theo Điều 13 của Luật Cán bộ, công chức 2008; nếu do yêu cầu nhiệm vụ; cán bộ; công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm hoặc cán bộ công chức bị thôi việc; mất việc làm chưa nghỉ hết phép thì ngoài tiền lương sẽ được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư 141/2011/TT-BTC; nếu do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không thể bố trí cho công chức nghỉ phép thì hỗ trợ công chức một khoản tiền bồi dưỡng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.

Không nghỉ phép hằng năm được hưởng gì không?

Hằng năm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị, lập kế hoạch cho sĩ quan nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% tổng số sĩ quan của đơn vị. Các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu, tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 153/2017/TT-BQP quy định:

Nếu do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được. Thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP.

Như vậy, trường hợp sĩ quan vì nhiệm vụ không thể hưởng chế độ nghỉ phép năm thì sẽ được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép theo quy định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chế độ nghỉ phép của viên chức hiện nay ra sao?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian đi đường có tính vào thời gian nghỉ phép hay không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 153/2017/TT-BQP. Thời gian đi đường không tính vào số ngày được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 153/2017/TT-BQP.

Có phải đăng ký nghỉ phép hằng năm không?

1. Sĩ quan phải đăng ký thời điểm, thời gian và nơi nghỉ với cơ quan cán bộ (trợ lý chính trị đối với đơn vị không có cơ quan cán bộ) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết và quản lý theo quy định.
2. Trong thời gian nghỉ phép sĩ quan có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nghỉ phép.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.