Mới đây trên mạng xã hội đang lan truyền một đoạn clip; một chiếc xe đang đi trên đường cao tốc thì bất ngờ có một nam thanh niên lao ra chặn xe ăn vạ đòi tiền. Dù mọi người trong xe nói thế nào nhưng thanh niên này vẫn chặn đầu xe; đập vào phía trước của xe và cửa. Hành vi này gây hoang mang rất lớn cho những người trong xe; và cả những người xem clip. Nếu gặp phải tình huống như vậy bạn sẽ xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu Chặn xe trên đường cao tốc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Chặn xe trên đường cao tốc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi lao ra chặn xe ăn vạn đòi xin tiền là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này nếu có đủ cấu thành của tội phạm; thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội gây rối trật tự công cộng; quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự.
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Cấu thành tội phạm của tội gây rối trật tự công cộng
Mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự.
Mặt khách thể
Hành vi này xâm phạm đến trật tự, an toàn nơi công cộng; đồng thời còn xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Biết là hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý làm.
Mặt khách quan
Về hành vi.
Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là hành vi của những người có thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học, công viên, bến xe,…
Có các hành vi như:
- Có lời nói thô tục xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng;
- Có hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng (đặc biệt là phụ nữ);
- Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá; làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng (như đập phá tượng đài, làm hư các biểu tượng, tranh cổ động, xe ô tô…)…
Hậu quả
Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Hậu quả xảy ra mà thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự: Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; chết người…
Gây rối trật tự nơi công cộng bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Trường hợp chưa đủ yếu tố cấu hành tội gây rối trật tự công cộng theo quy định Bộ luật hình sự, hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này
……
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Có 2 khung hình phạt sau:
Khung 1
Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Đi bộ vào đường cao tốc bị phạt bao nhiêu?
Tại khoản 4 điều 26 Luật Giao thông Đường bộ năm 2008; cấm người đi bộ, xe thô sơ, xe máy, môtô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/giờ đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc
Như vậy, người đi bộ không được đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lí, bảo trì đường cao tốc. Mức xử phạt đối với hành vi đi bộ trên đường cao tốc được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt
Khoản 2 điều 9 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định đối với người đi bộ như sau:
“Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.“
Như vậy, người đi bộ nếu đi vào đường cao tốc, mà không phải người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc, thì sẽ bị phạt 150 nghìn đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chống người thi hành công vụ sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Không niêm yết giá thuốc bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
- Làm căn cước công dân mặc áo thun được không? Pháp luật quy định thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Chặn xe trên đường cao tốc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? . Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ về luật, hỗ trợ khách hàng về giấy tờ hành chính, giải quyết các khuyến nại hiện nay.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật lệ, giấy từ thủ tục hành chính, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy phép flycam,…. hoặc dịch vụ khác của chúng tôi hãy liên hệ 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Là hành vi cố ý phá vỡ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, qua việc vi phạm quy tắc sống lành mạnh, nếp sống văn minh, xã hội chủ nghĩa, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của mọi người ở những nơi công cộng.
Khi phát hiện vi phạm, cảnh sát giao thông có thẩm quyền tạm giữ phương tiện theo Nghị định 100/2019/NP-CP của Chính phủ. Việc ngăn cản cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính là chống người thi hành công vụ. Sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.