Hàng năm, kỳ thi đại học luôn thu hút sự chú ý trên cả nước; bởi nó được coi là bước ngoặt của cuộc đời mỗi người. Đại học là môi trường quan trọng để hướng nghiệp cho các cá nhân đang chuẩn bị tham gia thị trường lao động. Một số cha mẹ vì lo lắng tương lai con mà muốn ép con theo học ngành mình đã định hướng. Vậy, cha mẹ ép con học trường đại học con không thích có trái luật không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014;
Luật giáo dục 2019;
Nghị định 04/2021/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Cha mẹ ép con học trường đại học con không thích có trái luật không?
Việc cho con được hưởng các quyền và nghĩa vụ về giáo dục là điều mà cho mẹ cần phải làm trước khi con thành niên. Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con
1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
Như vậy, cha mẹ có thể tư vấn hướng nghiệp cho con; nhưng phải để cho con được tự mình quyết định chọn nghề hay chọn thi vào trường dại học nào; không được ép buộc con phải nghe theo ý mình. Việc cha mẹ con học trường đại học con không thích là có trái với pháp luật hiện hành.
Cha mẹ ép con học trường đại học con không thích có bị xử phạt không?
Thực tế, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt cha mẹ do ép con chọn học trường đại học con không thích. Tuy nhiên, ở khoản 2 điều 29 Nghị định 04/2021/NĐ-CP có quy định:
Điều 29. Vi phạm quy định về phổ cập giáo dục
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học đối với người học các cấp học phổ cập.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập.
Quy định này có thể tạm xét là khá tương đồng việc ép con học trường con không thích và cản trợ việc con được học trường mình thích của cho mẹ. Như vậy, mức phạt hành chính đối với hành vi ép con học trường đại học con không thích của cha mẹ có thể bị xử phạt lên tới 3 triệu đồng.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
– Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
– Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
– Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.