Cha mẹ có quyền đuổi con ra khỏi nhà không?

20/06/2022
Cha mẹ có quyền đuổi con ra khỏi nhà không.
1075
Views

Hiện nay, một số bộ phận các bậc cha mẹ có những cách hành xử, giáo dục con cái vô cùng tiêu cực bằng các biện pháp mạnh như đánh đập, chửi bới,… thậm chí là đuổi con ra khỏi nhà. Vậy ca mẹ có quyền đuổi con ra khỏi nhà không? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007;
  • Nghị định số 167/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống, tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Khi nào thì quyền cư trú của công dân bị hạn chế

Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật cư trú Quyền về nơi cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong các trường hợp sau đây:

Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;

Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng;

Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật này;

Các trường hợp khác theo quy định của luật.

Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan.

Cha mẹ có quyền đuổi con ra khỏi nhà không?

Đuổi con ra khỏi nhà, bố mẹ có vi phạm pháp luật không?

Hành vi đuổi con ra khỏi nhà, bố mẹ có vi phạm pháp luật. Bởi vì:

Hành vi này đã xâm phạm đến quyền có nơi ở hợp pháp của con cái vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Căn cứ vào Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo đó, cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng con cái nên hành vi đuổi con ra khỏi nhà là vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.

Hành vi đuổi con cái ra khỏi nhà cũng có thể được coi là hành vi bạo lực gia đình. Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình…

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;…

Như vậy, từ những lý lẽ trên hành vi đuổi con cái ra khỏi nhà là hành vi vi phạm pháp luật.

Xử lý vi phạm đối với hành vi đuổi con cái ra khỏi nhà của bố mẹ

Hành vi buộc con cái rời khỏi nơi cư trú hợp pháp có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 57 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự:

Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

Theo đó, bạn có quyền tố cáo lên Cơ quan Công an địa phương để xứ lý và yêu cầu buộc bố mẹ bạn phải chấm dứt hành vi trên. Bởi bạn có các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Cha mẹ có quyền đuổi con ra khỏi nhà không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy uỷ quyền xác nhận độc thân, thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên hay tìm hiểu về xin phép bay flycam để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cha mẹ chồng có được đuổi con cái ra khỏi nhà không?

Theo quy định của Luật cư trú 2020, do vợ chồng bạn đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại căn nhà của cha chồng bạn nên theo quy định pháp luật thì đây được coi là việc vợ chồng bạn có chỗ ở hợp pháp. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật cư trú 2020 thì khái niệm chỗ ở hợp pháp được hiểu như sau:
Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật
Khi vợ chồng bạn đăng ký thường trú và được cấp Sổ hộ khẩu thì vợ chồng bạn được Nhà nước bảo hộ các quyền về cư trú, trong đó có quyền yêu cầu cha chồng bạn chấm dứt hành vi đuổi vợ chồng bạn ra khỏi nơi cư trú hợp pháp của mình.

Nên làm gì khi bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà?

Với hành vi đánh đập xua đuổi của bố bạn đối với hai anh chị em được xác định là hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi thì hai chị em có thể liên lệ chính quyền địa phương để can ngăn hành vi hoặc xử lý vi phạm nếu đã có sự tác động của chính quyền nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.