Cặp đôi đưa cả trẻ con đi ăn cắp – hành vi bất chấp cả nguy hiểm?

08/12/2021
Cặp đôi đưa cả trẻ con đi ăn cắp - hành vi bất chấp cả nguy hiểm
785
Views

Một đoạn video ghi lại hành vi trộm cắp tài sản tại một cửa hàng quần áo của hai đối tượng khiến nhiều người không khỏi bức xúc. Theo những gì camera an ninh ghi lại; một đôi nam nữ chở theo trẻ nhỏ đã di chuyển bằng xe máy đến trước một cửa hàng quần áo. Sau đó, người phụ nữ vào trong cửa hàng giả vờ xem đồ nhưng thực chất chỉ đang lợi dụng thời cơ nhân viên cửa hàng sơ hở đề tìm cách lấy trộm chiếc điện thoại được đặt tại quầy thu ngân. Trong khi đó, người đàn ông cùng đứa bé vẫn đứng ngoài cửa hàng để chờ.

Hành vi bất chấp nguy hiểm như vậy sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Trộm cắp tài sản là gì?


Với hành vi của cặp đôi nêu trên, có thể xác định ban đầu được đây là hành vi trộm cắp tài sản phạm vào tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự; vậy trộm cắp tài sản là gì?

Trộm cắp là một hành vi phạm tội khi một người hoặc một nhóm người lén lút; bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật; đối tượng tác động có thể là tiền, dịch vụ, thông tin,… mà không có sự cho phép của chủ nhân. Nói cách khác, mục đích trộm cắp là tước đoạt quyền sở hữu chính đáng của món đồ. Từ này đôi khi được sử dụng chung với từ “cướp”; tuy nhiên đây lại là hai từ có ngữ nghĩa khác nhau và tuy cùng mục đích nhưng trộm tài sản và cướp tài sản vẫn xảy ra theo hai tính chất trái ngược.

Trộm cắp là một hành vi phạm tội cơ bản và được xem là phi pháp gần như mọi nơi. Kẻ trộm cắp ăn cắp của người khác để phục vụ cho chúng hoặc bán những thứ ăn cắp được để lấy tiền. Hành vi trộm cắp rất đa dạng từ những vụ cắp vặt thực hiện ngay khi có cơ hội cho tới các âm mưu trộm cắp được lên kế hoạch hết sức tinh vi. Hàng hóa trộm cắp được nếu cần bán đi để lấy tiền (phi tang) thường chuyển hay bán đi vào những nơi không yêu cầu kiểm tra rõ nguồn gốc hàng hóa như chợ đen.

Hành vi của cặp đôi có thỏa mãn cấu thành tội trộm cắp tài sản không?

Mặt khách quan

Hành vi khách quan:

Trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút; lợi dụng sơ hở của người bị hại. Hành vi lén lút của tội phạm là lén lút đối với việc chiếm đoạt tài sản; có thể tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trước mắt nhiều người nhưng người đó không biết được đó là hành vi trộm cắp. Cũng có thể người phạm tội thực hiện hành vi lén lút với người bị hại nhưng công khai với những người khác

Ở trong vụ việc trên, cặp đôi đã có hành vi lén lút; lợi dụng sơ hở của chủ tiệm quần áo khi đi để lấy trộm chiếc điện thoại.

Hậu quả:

Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản. Nếu một người có ý định trộm cắp tài sản của người khác nhưng chưa thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản mà bị phát hiện thì chưa cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội đã có hành vi dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu của nó; thì sẽ bị truy tố về tội này dù mục đích chiến đoạt tài sản có đạt được hay không.

Hậu quả trong vụ việc trên chính là thiệt hại của chủ tiệm quần áo khi chiếc điện thoại bị lấy mất.

Mặt chủ quan

Tội trộm cắp tài sản được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích của tội phạm là chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp; người đồng phạm nhưng không có mục đích chiếm đoạt tài sản mà không cấu thành tội khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Hành vi của cặp đôi là hoàn toàn cố ý; có mục đích rõ ràng và được chuẩn bị kỹ từ trước.

Khách thể

Tội trộm cắp tài sản đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu; cụ thể là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách lén lút chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội; gây thiệt hại về tài sản cho người bị trộm cắp.

Hành vi của cặp đôi đã xâm phạm đến chính quan hệ sở hữu tài sản của chủ nhà.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm tội trộm cắp tài sản là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (đủ tuổi; có năng lực hành vi dân sự). Theo quy định tại Điều 12; Điều 173 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3; 4 điều 173 Bộ luật Hình sự; đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cả những hành vi thuộc khoản 1; 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự.

Cặp đôi hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện về mặt chủ thể đối với tội cướp tài sản.

Hành vi của cặp đôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Với hành vi trộm cắp điện thoại của chủ tiệm quần áo; cặp đôi hoàn toàn có thể bị xét xử về tội trộm cắp tài sản. Sau khi định giá tài sản; hình phạt đối với cặp đôi sẽ được cụ thể tại điều 173 BLHS 2015; mức phạt có thể ở khoản 1:

  1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trộm cắp vặt là gì?

Trộm cắp vặt là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác với giá trị nhỏ bằng việc lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

Cưỡng đoạt tài sản là gì?

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản cũng là một trong những tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu của công dân đã được quy định cụ thể tại Điều 170 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Phân biệt trộm và cướp?

Ăn trộm thường chỉ các hành vi lén lút, bí mật để chiếm đoạt tài sản trái phép mà chủ nhân không biết còn ăn cướp chỉ các hành vi cưỡng đoạt trực tiếp sự vật từ nạn nhân và có thể dùng vũ lực để ép buộc hoặc đe dọa. Người hay nhóm người có hành vi trộm cắp gọi là kẻ trộm, đạo chích hay đạo tặc.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận