Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực hay không?

24/09/2022
Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực hay không?
569
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực không? Hôm qua tôi có thấy một đám thanh niên đua xe, lạng lách gây mất trật tự đường phố. Khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản thì họ nói tục, chửi thề rất lớn. Có một cậu thanh niên tóc đỏ còn xông đến để đánh anh cảnh sát giao thông. Nếu vậy trong trường hợp này Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết quy định về nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cụ thể như sau:

(1) Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ:

– Chỉ đạo, điều hành việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông;

– Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA – Thông tư Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông – quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm sát bao gồm:

– Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật;

– Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;

– Được yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản;

– Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;

– Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trong xử lý vi phạm giao thông đường bộ Cảnh sát giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: Tạm giữ phương tiện vi phạm; tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám xét phưng tiện vận tải….

Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực hay không?
Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực hay không?

Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực hay không?

Nếu hành vi chống đối của người vi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xét thấy cần thiết phải ngăn chặn bằng biện pháp dùng vũ lực thì Cảnh sát giao thông có thể tấn công đối tượng để không chế. Tuy nhiên, hành vi đánh người này cũng chỉ được coi là hợp pháp nếu thuộc trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “tình thế cấp thiết” đã được Bộ luật Hình sự quy định. Mọi hành vi có tính chất vượt quá giới hạn đều là vi phạm pháp luật.

Như vậy, hiện tại không có quy định nào cho phép Cảnh sát giao thông được đánh người tham gia giao thông. Ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ. Trường hợp người vi phạm chống đối thì Cảnh sát giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn; đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính, chứ không được phép đánh người vi phạm

Do đó, trong trường hợp của bạn, việc đánh người là hành vi dùng vũ lực xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Đây là hành vi trái pháp luật; trừ một số trường hợp đánh người trong trường hợp phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết. Tùy vào động cơ, mục đích, hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết quy định về nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã cụ thể như sau:

(2) Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:

– Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;

– Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.

Theo đó, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã là thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng và thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.

Tội chống người thi hành công vụ được quy định ra sao?

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm”.

Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực hay không?
Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực hay không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực hay không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tham khảo thủ tục hủy hóa đơn giấy đã phát hành cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đánh người có phải là hành vi chống người thi hành công vụ không?

Theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ, các dấu hiệu cơ bản cấu thành tội phạm. Như vậy, để thỏa mãn thì cần có đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm.

Nếu khi thi hành nhiệm vụ cảnh sát giao thông bị đánh thì sao?

Nghị định 208/2013/NĐ-CP đã quy định rõ, trong lúc làm nhiệm vụ nếu gặp phải chống đối, người thi hành công vụ giải thích cho người vi phạm biết lỗi mắc phải, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi. Nếu họ không chấp hành, người thi hành công vụ có thể sử dụng biện pháp bắt giữ, cưỡng chế.

Khi gặp phải những đối tượng manh động đến mức có thể đe dọa đến tính mạng của mình thì cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực không?

Nếu thấy đối tượng manh động đến mức có thể đe dọa đến tính mạng của mình, CSGT được phép dùng công cụ hỗ trợ hoặc vũ thuật để khống chế đối tượng. Mục đích cuối cùng chỉ là khống chế đối tượng chứ không phải là sát thương.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.