Căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh đối với cá nhân không cư trú?

22/12/2021
Căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh đối với cá nhân không cư trú?
675
Views

Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của cá nhân phát sinh rất đa dạng. Nếu căn cứ vào hoạt động hoặc các giao dịch làm phát sinh thu nhập thì thu nhập bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu nhập từ lao động; thu nhập từ tài sản, tiền vốn; thu nhập từ chuyển nhượng; thu nhập từ thừa kế,… Có thể thấy rằng, thuế, thuế thu nhập cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng; là nguồn vật chất to lớn đóng góp vào ngân sách nhà nước; giúp nhà nước đảm bảo và duy trì các hoạt động của đất nước nói chung. Trên thực tế, ngoài việc quan tâm đến đối tựng chịu thuế; một vấn đề khác mà người dân chú trọng tới đó chính là căn cứ tính thuế. Đặc biệt là căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh đối với cá nhân không cư trú. Vậy, pháp luật nước ta có quy định gì về căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh đối với cá nhân không cư trú?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

  • Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế mà nhà nước sử dụng; để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào ngân sách nhà nước; với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.

Căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh đối với cá nhân không cư trú

Điều 17 Thông tư 111/2021/TT-BTC có quy định rõ về căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh đối với cá nhân không cư trú. Cụ thể

  • Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (×) với thuế suất.

Về doanh thu

  • Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định như doanh thu làm căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 8 Thông tư này.

Về thuế suất

  • Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau: 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa; 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ; 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
  • Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau; nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề; thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo mức thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực; ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.

Khấu trừ thuế thu nhập của cá nhân không cư trú

  • Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú; có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư này.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế

Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 32 Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau

  • Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại Điều 25 của Luật này; là thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập; hoặc thời điểm xuất hoá đơn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
  • Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại các điều 26, 27, 30 và 31 của Luật này; là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trả thu nhập cho cá nhân không cư trú; hoặc thời điểm cá nhân không cư trú nhận được thu nhập từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
  • Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật này; là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

  • Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là công cụ chủ yếu của Nhà nước; nhằm huy động một bộ phận của cải trong xã hội nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bất kì Nhà nước nào để thực hiện được các chức năng của mình; đều phải có nguồn lực vật chất và thuế là nguồn thu quan trọng để đáp ứng nhu cầu đó.
  • Thuế thu nhập cá nhân được hình thành từ việc điều tiết một phần thu nhập chịu thuế của các cá nhân trước khi hành vi tiêu dùng xảy ra.
  • Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân còn góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Bởi trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Thứ hai, thuế TNCN là công cụ để Nhà nước tái phân phối sản phẩm xã hội; giảm phân hóa giàu, nghèo, góp phần đảm bảo tính công bằng trong xã hội.

  • Có thể nói, đây là vai trò đặc trưng và cơ bản nhất của thuế thu nhập cá nhân. Sở dĩ như vậy là do thuế thu nhập cá nhân điều tiết trực tiếp vào thu nhập của cá nhân; cùng với tính chất lũy tiến của thuế thu nhập cá nhân đã thu hẹp khoảng cách về thu nhập của các cá nhân…
  • Tính công bằng của thuế thu nhập cá nhân còn được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ được áp dụng; trên cơ sở có tính đến điều kiện; và hoàn cảnh sống của người nộp thuế. Người nộp thuế không bị giới hạn về các khoản được giảm trừ hợp pháp; ví dụ như số lượng người phụ thuộc khi xác định giảm trừ gia cảnh, số lần tham gia từ thiện, nhân đạo,….

Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân là công cụ gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế, chính sách xã hội của Nhà nước.

  • Thuế thu nhập cá nhân không chỉ là công cụ huy động nguồn thu nân sách nhà nước, thực hiện công bằng xã hội; mà còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
  • Thuế thu nhập cá nhân có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Loại thuế này điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm; mặt khác làm cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm. Từ đó, cầu hàng hóa, dịch vụ giảm sẽ tác động đến sản xuất.

Thứ tư, thuế TNCN góp phần giúp Nhà nước kiểm soát thu nhập, phát hiện thu nhập bất hợp pháp.

  • Thực tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện các hành vi bất hợp pháp; hoặc bằng cách lợi dụng những kẽ hở của pháp luật; mà nhà nước không kiểm soát được như tham ô, nhận hối lộ, buôn bán hàng cấm,…
  • Những hành vi này ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Phải kết hợp hiện hữu hiệu biện pháp để ngăn chặn và chống lại hành vi trên; một trong nhưng biện pháp đó thì phải kể đến vai trò của thuế thu nhập cá nhân.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh đối với cá nhân không cư trú?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 2470833102102.

Câu hỏi thường gặp

Cá nhân được hoàn thuế trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế thu nhập cá nhân; Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây: Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp; Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế; Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân; Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật thuế thu nhập cá nhân; Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.