Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào?

27/10/2021
Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào?
593
Views

Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào?

Quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một trong những quy định có vị trí quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Đình chỉ được xem là phương thức xử lý đặc biệt trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, việc áp dụng những quy định về đình chỉ trong quá trình giải quyết vụ án dân sự trong thời qua còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập cần khắc phục. Vậy Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 làm rõ vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Quyết định đình chỉ vụ án dân sự là gì?

Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án ra quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án khi có một trong các căn cứ theo quy định của pháp luật. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể được ban hành ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng dân sự.

Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào?

Căn cứ điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự:

Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình; Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

Nhóm 1

– Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế.

Đây là trường hợp phát sinh sự kiện đương sự chết; nhưng do tính chất đặc biệt của quan hệ pháp luật tranh chấp; (quan hệ nhân thân, quan hệ cấp dưỡng); nên quyền và nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho chủ thể khác. Tuy nhiên, đối với vụ việc có nhiều quan hệ pháp luật; (cả quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản); thì Tòa án chỉ đình chỉ giải quyết yêu cầu về quan hệ nhân thân.

– Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan; tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.

Nhóm 2

– Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện; hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng; hoặc trở ngại khách quan;

– Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp; hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ; tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

– Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định.

Nhóm 3

– Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án; quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết.

Khi áp dụng căn cứ này để đình chỉ giải quyết vụ án cần căn cứ vào các quy định cụ thể về thời hiệu trong Bộ luật dân sự 2015; và các văn bản pháp luật có liên quan để bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật được đúng đắn và chính xác.

– Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý.

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là câu trả lời về căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào.

Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào?

Căn cứ điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Khoản 1:

Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó. Nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn; bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192; điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự; và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khoản 2:

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217; hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

Khoản 3

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c; và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e; và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự; thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.

Khoản 4:

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

+Phân biệt đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?

+Thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự như thế nào?

+Quyền phản tố của bị đơn theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Người khởi kiện có quyền kiện lại vụ án dân sự không?

Luật quy định những trường hợp không bị hạn chế quyền khởi kiện lại. Tức người khởi kiện vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự mà trước đó đã bị đình chỉ (nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn). Cụ thể như trong trường hợp: Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; Đã có đủ điều kiện khởi kiện;…

Quyết định đình chỉ vụ án dân sự là gì?

Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án ra quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án khi có một trong các căn cứ theo quy định của pháp luật. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể được ban hành ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng dân sự.

Quy định về trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện áp dụng trong những trường hợp nào?

Quy định này chỉ áp dụng với vụ án có yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn mà không có yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đối với những vụ án dân sự mà người khởi kiện rút yêu cầu nhưng đương sự khác vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình thì Tòa án không ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà chỉ có thể quyết định đình chỉ đối với yêu cầu của đương sự đã rút. Tức là, Tòa án chỉ đình chỉ giải quyết một phần của vụ án chứ không phải đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận