Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản theo pháp luật dân sự

06/10/2021
Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản theo pháp luật Dân sự
918
Views

Quyền sở hữu là quyền và pháp luật cho phép một chủ thể được có các quyền; bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với một loại tài sản nào đó; trong những điều kiện nhất định. Việc chấm dứt quyền sở hữu đối với một tài sản là việc chấm dứt các quyền năng trên đối với chủ thể có quyền sở hữu đối với tài sản. Điều đó được thực hiện bởi ý chí của chủ sở hữu; hoặc bởi những trường hợp do pháp luật quy định. Vậy căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản là gì? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Các trường hợp làm căn cứ chấm dứt quyền sở hữu do ý chí của chủ sở hữu

Các trường hợp này được quy định trong điều 238 và điều 239 của Bộ luật dân sự 2015.

Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác

Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế; thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt; kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

Từ bỏ quyền sở hữu

– Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình; bằng cách tuyên bố công khai; hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Như vậy; đây là một trong những căn cứ; mà chủ sở hữu tự mình chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

– Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường; thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp làm căn cứ chấm dứt quyền sở hữu do pháp luật quy định

Các căn cứ này được quy định trong điều 240 đến điều 244 của Bộ luật dân sự 2015.

Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác

– Trường hợp 1:

Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật dân sự 2015; thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt. 

Đây là những trường hợp xác lập quyền sở hữu đặc biệt; và phải qua một thời hạn nhất định; thì người tìm thấy, người phát hiện,… tài sản mới có quyền xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó hoặc tài sản đó sẽ thuộc về Nhà nước (đối với tài sản là bất động sản hoặc là di tích lịch sử – văn hóa).

– Trường hợp 2:

Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo các trường hợp dưới đây; thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu:

+ Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản; thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó; kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (trừ trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác).

+ Quy định khác của luật có liên quan; thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.

Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu

– Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt; khi tài sản đó bị xử lý; để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; nếu pháp luật không có quy định khác. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.

– Lưu ý:  Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.

Tài sản bị trưng mua

Trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật; thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

Tài sản bị tịch thu

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính; mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước; thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy

– Tiêu dùng là việc sử dụng tài sản vào mục đích khai thác công dụng của tài sản đó và thường được dùng với tài sản có tính chất tiêu hao. Tiêu hủy là việc biến đổi hoàn toàn hình dạng, trạng thái, công dụng, tính chất,… của tài sản. 

– Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy, quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác?

Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế; thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt; kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

Chủ sở hữu tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình khi nào?

Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình; bằng cách tuyên bố công khai; hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Như vậy; đây là một trong những căn cứ; mà chủ sở hữu tự mình chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

Quyền sở hữu đối với tài sản bị tịch thu?

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính; mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước; thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về:

Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản theo pháp luật dân sự

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833.102.102.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận