Cán bộ y tế tử vong khi chống dịch Covid-19 có được công nhận là liệt sĩ?

16/08/2021
Cán bộ y tế tử vong khi chống dịch Covid-19 có được công nhận là liệt sĩ
756
Views

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài; đã và đang cần đến sự chung tay của rất nhiều y bác sĩ trong ông cuộc chữa bệnh cứu người. Một số cán bộ y tế thậm chí đã qua đời trong khi đang làm nhiệm vụ. Vậy, Cán bộ y tế tử vong khi chống dịch Covid-19 có được công nhận là liệt sĩ không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020

Nội dung tư vấn

Liệt sĩ là gì?

Theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020; liệt sĩ được hiểu như sau:

Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân; thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sĩ.

Điều kiện để được công nhận là liệt sĩ

Người đã hy sinh vì lợi ích Các mạng, dân tộc, Nhà nước, Nhân dân; mà thuộc một trong các trường hợp sau thì được coi là liệt sĩ:

  • Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
  • Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng; địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;
  • Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
  • Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng; kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục; kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
  • Làm nghĩa vụ quốc tế;
  • Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
  • Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập; hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
  • Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;
  • Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;
  • Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân; hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội; là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;
  • Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách; như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này; có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị yết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên; và biên bản kiểm thảo tử vong;
  • Mất tích trong khi đang làm nhiệm vụ; và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội; đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ.

Cán bộ y tế tử vong khi chống dịch Covid-19 có được công nhận là liệt sĩ?

Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp như hiện nay; những hy sinh của những người trên tuyến đầu chống dịch rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định rõ ràng về việc cán bộ y tế tử vong khi chống dịch Covid-19 có được công nhận là liệt sĩ hay không.

Dựa trên cơ sở các quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020; khi có trường hợp đề xuất; các cơ quan chức năng sẽ xem xét cụ thể các điều kiện; ví dụ như người đó hy sinh như thế nào? Hy sinh tại đâu? Bị lây nhiễm ở đâu?… Từ đó sẽ có những kết luận chính thức về việc có được công nhận là liệt sĩ hay không.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ trong bối cảnh Covid-19; Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động VN đã quyết định hỗ trợ chi phí cải thiện; tăng cường dinh dưỡng bữa ăn góp phần đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y tế phòng chống dịch tuyến đầu ở 19 tỉnh; thành phía Nam đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, tính từ 27/4/2021.

Mức hỗ trợ bằng hiện vật trị giá là 1.000.000 đồng/người.

Như vậy, hiện chưa có quy định về việc cán bộ y tế tử vong khi chống dịch Covid-19 có được công nhận là liệt sĩ hay không; tuy nhiên, cán bộ ban ngành liên quan nếu thấy cần thiết; có thể đề xuất các trường hợp lên Cục Người có công; để các cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chế độ đối với liệt sĩ bao gồm?

– Tổ chức báo tử, truy điệu, an táng và ghi danh tại công trình ghi công liệt sĩ.
– Truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” theo quy định của Chính phủ.
– Hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính và an táng.
– Liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này thì người được giao, ủy quyền thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.

Trợ cấp tuất một lần của liệt sĩ được trao cho ai?

Thân nhận liệt sĩ được nhận trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ sống cô đơn, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ thì có được hưởng thêm trợ cấp không?

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ sống cô đơn, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ (các trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 16 Pháp lệnh) thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống được hưởng ưu đãi thế nào?

Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
– Trợ cấp tuất hằng tháng;
– Bảo hiểm y tế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận