Cán bộ tham ô bị phạt tù bao nhiêu năm?

17/11/2021
Cán bộ tham ô bị phạt tù bao nhiêu năm?
527
Views

Chào luật sư! Tôi muốn hỏi luật sư tư vấn về vấn đề cán bộ tham ô bị phạt tù bao nhiêu năm theo quy định? Và cán bộ tham ô tài sản khác gì so với lạm dụng chức vụ; quyền hạn chiếm đoạt tài sản?

Bởi lẽ tôi vừa đọc báo thấy vụ việc ở Bạc Liêu như sau: bà Bạch Thu Loan; 50 tuổi là thủ quỹ của Ban quản lý dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Bạc Liêu. Lợi dụng việc đơn vị lỏng lẻo trong quản lý tài chính; bà này đã lập khống; sửa chữa chứng từ trên sổ sách và phần mềm kế toán; không nhập sổ theo dõi quỹ tiền mặt… chiếm đoạt hơn 6,5 tỷ đồng. Vậy các trường hợp cán bộ khác tham ô thì tù mấy năm rồi khác gì so với lạm dụng chức vụ; quyền hạn chiếm đoạt tài sản? Tôi rất mong được luật sư giải đáp vấn đề này; vì hiện trạng tham nhũng hiện nay đáng báo động quá. Tôi xin cảm ơn luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về vấn đề Cán bộ tham ô bị phạt tù bao nhiêu năm? như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Tham ô tài sản là gì?

Hành vi tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Người thực hiện hành vi tham ô là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức Nhà nước; doanh nghiệp,…

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi tham ô tài sản có thể bị xử phạt hành chính; xử lý kỷ luật; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Tuy nhiên trong bài viết này chỉ phân tích vấn đề cán bộ tham ô bị phạt tù bao nhiêu năm nghĩa là chỉ phân tích trên góc độ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cán bộ tham ô bị phạt tù bao nhiêu năm?

Cán bộ tham ô bị phạt tù 02-07 năm

Điều 353 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định; người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm nếu trị giá tài sản từ 02 đến dưới 100 triệu đồng; hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Cán bộ tham ô bị phạt tù 07-15 năm

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng;
  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh; hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 01 đến dưới 03 tỷ đồng;
  • Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Cán bộ tham ô bị phạt tù 15-20 năm

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Cán bộ tham ô bị phạt tù chung thân, tử hình

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người có chức vụ; quyền hạn trong các doanh nghiệp; tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản; thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Phân biệt tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Tham ô tài sản và Lạm dụng chức vụ; quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hai loại tội phạm tham nhũng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vì có nhiều điểm tương đồng nên mọi người thường cố sự nhầm lẫn. Trong bài viết này sẽ chỉ ra những điểm giống và điểm khác của 2 tội này.

Điểm giống nhau

  • Đều thuộc nhóm tội phạm liên quan đến tham nhũng.
  • Đều là loại tội phạm cấu thành vật chất.
  • Xâm phạm đến quan hệ sở hữu; sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước.
  • Chủ thể phạm tội đều là chủ thể đặc biệt; ngoài điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ độ tuổi luật định giống như các chủ thể thường thì còn phải là người có chức vụ; quyền hạn.              
  • Xuất phát từ lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm.
  • Đều có động cơ vụ lợi.
  • Đều có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 – 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điểm khác nhau

Chủ thể thực hiện:

 Tội tham ô thì chủ thể là người có chức vụ quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản mà mình chiếm đoạt.

Còn chủ thể của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt là bất kỳ ai có chức vụ nhưng không trực tiếp quản lý tài sản.

Đối tượng tác động:

Tội tham ô tài sản: Tài sản chiếm đoạt là tài sản mà người phạm tội quản lý; là tài sản của Nhà nước.

Tội lạm dụng chức vụ; quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Tài sản chiếm đoạt là tài sản của người khác; dưới sự quản lý của người khác; có thể là tài sản của Nhà nước.

Hành vi khách quan:

Tội tham ô tài sản: Sử dụng chức vụ như một phương tiện để biến tài sản thuộc quyền quản lý của mình thành tài sản cá nhân; như: thủ quỹ được giao quản lý tiền nhưng lại khai không thu chi để chiếm đoạt tiền;…

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Sử dụng chức vụ; quyền hạn như một phương tiện để làm một việc vượt ngoài trách nhiệm được giao nhằm chiếm đoạt tài sản. Có thể là uy hiếp, lừa dối… chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản.

Chế tài xử phạt:

Theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015; người phạm tội Tham ô tài sản sẽ bị xử phạt thấp nhất là 02 năm tù và cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Trong khi đó; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; theo quy định tại Điều 355 Bộ luật hình sự 2015 sẽ bị xử phạt thấp nhất 01 năm tù và cao nhất là chung thân.

Có thể bạn cần biết

Như vậy; đối với hành vi tham ô tài sản của cán bộ sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự. Theo đó; mức phạt tù thấp nhất là 02 năm và mức phạt tù cao nhất là 20 năm; tù chung thân; tử hình. Tội tham ô tài sản khác với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản ở đối tượng tác động: tài sản thuộc mình quản lý (tội tham ô) và tài sản do người khác quản lý (tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cán bộ tham ô bị phạt tù bao nhiêu năm?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tham ô tài sản bị xử phạt hành chính?

Mức phạt vi phạm hành chính với hành vi tham ô tài sản công; sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63 về hành vi chiếm đoạt tài sản công; mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền là từ 01 – 05 triệu đồng. Ngoài bị xử phạt hành chính, người tham ô còn bị áp dung các biện pháp khắc phục hậu quả.

Tham ô tài sản bị xử lý kỷ luật?

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức; có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo. Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức. Trường hợp công chức, viên chức phạm tội tham ô bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định; bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án; cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Vụ án về tham ô tài sản có thể có đồng phạm là người không có chức vụ, quyền hạn không?

Vụ án về tham ô tài sản có thể có cả những người không có chức vụ, quyền hạn là đồng phạm nhưng người thực hành trong vụ án đồng phạm tham ô tài sản nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận