Cách tính thuế khi gửi hàng từ nước ngoài về năm 2023

06/03/2023
Cách tính thuế khi gửi hàng từ nước ngoài về năm 2023
277
Views

Hiện nay với nền kinh tế mở cửa thị, việc giao thương mua sắm hàng hóa, nhận quà tặng giữa các nước ngày càng trở lên thuận tiện, dễ dàng. Hiện nay bất kỳ ai cũng có thể đặt hàng online, tự đặt các đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử sau đó hàng hóa sẽ được vận chuyển về đến tay. Vậy khi gửi hàng từ nước ngoài về sẽ phải chịu những loại thuế nào? Cách tính thuế khi gửi hàng từ nước ngoài về hiện nay được thực hiện ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nhận quà tặng từ nước ngoài về có phải nộp thuế không?

Theo khoản 2 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, việc miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng với:

Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.

Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện

Trong đó, định mức miễn thuế theo quy định trên được nêu cụ thể tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP như sau:

– Quà biếu, quà tặng từ nước ngoài gửi về Việt Nam có giá trị hải quan không quá 02 triệu đồng hoặc trên 02 triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 200.000 đồng được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu không quá 04 lần/năm.

– Nếu quà tặng là thuốc, thiết bị y tế cho người bị bệnh hiểm nghèo có trị giá hải quan không vượt quá 10 triệu đồng thì được miễn thuế không quá 04 lần/năm.

Theo khoản 2 Điều 5 Quyết định 31/2015/QĐ-TTg, hàng hoá nêu trên không chỉ được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà còn không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, nếu quà tặng từ nước ngoài thuộc định mức nêu trên thì sẽ được miễn thuế xuất, nhập khẩu. Nếu vượt quá thì sẽ phải nộp thuế theo quy định. Về mức thuế phải nộp với hàng hoá có giá trị vượt quá định mức được miễn thuế, có thể tra cứu mã số hàng hoá tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 57/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Hàng hoá được miễn thuế phải là mặt hàng không bị cấm/tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu; không thuộc hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trừ trường hợp để phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.

Cách tính thuế khi gửi hàng từ nước ngoài về năm 2023
Cách tính thuế khi gửi hàng từ nước ngoài về năm 2023

Ngoài ra, cần căn cứ vào hình thức nhận hàng để xét đối tượng phải thực hiện nộp thuế như sau:

– Nếu quà tặng được gửi về từ nước ngoài qua đường bưu chính thì căn cứ điểm d khoản 5 Điều 4 Thông tư 49/2015/TT-BTC, doanh nghiệp bưu chính là người phải thực hiện nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác nếu có.

– Nếu quà tặng của bạn được gửi qua đường chuyển phát nhanh thì căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 191/2015/TT-BTC, người gửi quà, người được uỷ quyền hoặc doanh nghiệp chuyển phát nhanh là cá nhân, tổ chức thực hiện khai hải quan và theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 191 này, người nộp thuế là doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

Như vậy, quà tặng từ nước ngoài về Việt Nam có giá trị không quá 02 triệu đồng hoặc trên 02 triệu đồng nhưng tiền thuế phải nộp dưới 200.000 đồng và quà tặng là thuốc, thiết bị y tế cho người bị bệnh hiểm nghèo không quá 10 triệu đồng thì được miễn thuế xuất nhập khẩu và không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Ngược lại, nếu vượt định mức miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế. Tuy nhiên, nếu quà tặng gửi qua đường bưu chính hoặc đường chuyển phát nhanh thì người nhận không phải là người phải nộp thuế.

Cách tính thuế khi gửi hàng từ nước ngoài về

Những loại thuế cần phải nộp khi gửi hàng từ nước ngoài về

Việc gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam trong thủ tục khai quan sẽ cần phải nộp 3 loại thuế như sau:

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chỉ áp dụng với một số mặt hàng bị hạn chế như thuốc lá, bia rượu, oto,…
+ Thuế giá trị gia tăng: Áp dụng với tất cả các mặt hàng với các tỷ suất là 0%, 5% và 10%, 99.99%. Đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu sẽ là 10%.

+ Thuế nhập khẩu: Đây là loại thế phức tạp nhất khi bạn mua hàng hay nhận quà tặng từ nước ngoài về nước. Loại thế này được quy định cho mỗi mức khác nhau cho từng danh mục sản phẩm. Ví dụ như gửi sữa từ nước ngoài về Việt Nam thì hãy mức thuế sẽ được quy định riêng. Nên lúc tính thuế gửi hàng từ nước ngoài về Việt Nam bạn cần tra theo danh mục sản phẩm mà mình sẽ nhận là gì thì sẽ ra được mức thuế cần nộp.

Thứ tự và nguyên tắc tính các loại thuế

Đây sẽ là thứ tự và cách tính các loại thuế mà bạn cần phải nắm rõ khi gửi bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam. Bởi nếu như không nắm rõ được các nguyên tắc này thì bạn sẽ không thể nào tự mình tính các loại thuế cần thiết.
Thứ nhất: Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu * Thuế suất.
Thứ hai: Thuế nhập khẩu = (Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt) * Thuế suất thuế nhập khẩu.
Thứ ba: Thuế giá trị gia tăng = (Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế nhập khẩu) * Thuế suất giá trị gia tăng.
Ngoài ra đối với mỗi đơn hàng được nhập khẩu từ nước ngoài về còn cần phải chịu lệ phí hải quan. Dựa trên thông tư số 274/2016/TT-BTC, đối với mỗi tờ khai hải quan sẽ có lệ phí là 20.000VNĐ.

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Tuỳ vào từng loại hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu cơ bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu

Cần xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào để xác định được việc cần làm. Chẳng hạn nếu là hàng thông thường thì không cần lưu ý gì đặc biệt nhưng nếu là hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng…

Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:

– Hợp đồng thương mại (Sale Contract).

– Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).

– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).

– Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).

– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.

– Vận đơn bản sao.

– Vận đơn bản gốc có dấu.

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.

– Luồng xanh: Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế.

– Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.

– Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá.

Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:

– Thuế nhập khẩu.

– VAT.

Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng, có thể phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 7: Chuyển hàng hoá về kho bảo quản

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách tính thuế khi gửi hàng từ nước ngoài về năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ giải thể công ty cổ phần nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Có thể được hoàn thuế khi mua hàng từ nước ngoài hay không?

Câu trả lời là Có. Hoàn thuế nhập khẩu là trả tiền thuế cho những đối tượng nộp thuế. Hiểu một cách đơn giản là bạn mua một món hàng đã bị cộng thuế trong khi thanh toán. Nhưng sau đó, phần thuế sẽ được trả lại, có thể được hoàn 100% hoặc thấp hơn, tùy vào trường hợp cụ thể.

Vật phẩm nào không được gửi trong bưu kiện về Việt Nam?

Các loại hàng hóa mà pháp luật Việt Nam cấm lưu thông: chất kích thích bị cấm như ma túy, vũ khí súng đạn, …. Các loại hàng hóa cấm vận chuyển qua bưu chính theo công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, bưu phẩm có mặt hàng như tiền, vàng bạc, trang sức nếu vận chuyển vào nước ta theo đường bưu chính là hành vi vi phạm quy định pháp luật.

Những đối tượng nào được hoàn thuế khi mua hàng ở nước ngoài?

Muốn được hoàn thuế khi mua hàng ở nước ngoài (thuế nhập khẩu), phải thuộc trong 2 đối tượng sau đây:
 – Với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
– Với hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm sẽ được hoàn thuế

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.