Lương hưu không còn quá xa lạ đối với những người làm trong cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nhiều người còn thắc mắc không biết cách tính lương hưu theo quy định mới. Quy định mới có gì thay đổi về chế độ hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Cùng luật sư 247 tìm hiểu về “Cách tính lương hưu cho cán bộ nhà nước nghỉ hưu theo quy định mới” qua bài phân tích dưới đây
Căn cứ pháp lý
Cách tính lương hưu cho cán bộ nhà nước nghỉ hưu theo quy định của luật mới
Chế độ lương hưu cho cán bộ là sự đãi ngộ sự cống hiến cho đất nước sau thời gian làm việc công vì nhân dân. Sau khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, cán bộ sẽ tiến hành thủ tục thôi giữ chức vụ với lý do là đến độ tuổi hưu trí. Theo đó, đối với mỗi chức vụ, vị trí của cán bộ thì chế độ lương hưu có thể khác nhau về điều kiện; đồng thời về cả số tiền lương hưu.
Cách tính lương hưu cho cán bộ nhà nước nghỉ hưu theo quy định của luật mới như thế nào?
Căn cứ vào quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về cách tính lương hưu theo công thức như sau:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó các đơn vị tính được thể hiện như sau:
– Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng có sự khác nhau giữa lao động nam và nữ
- Đối với cán bộ là nam
Nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được hưởng 45%. Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
- Đối với cán bộ là nữ:
Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội
- Cán bộ nhà nước tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Mức bình quân tiền lương được viết tắt là MBQTL;
Bảo hiểm xã hội được viết tắt là BHXH.
MBQTL | = | Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
60 tháng |
– Cán bộ nhà nước tham gia BHXH từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000:
MBQTL | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
72 tháng |
– Cán bộ nhà nước tham gia BHXH từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006:
MBQTL | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
96 tháng |
– Cán bộ nhà nước tham gia BHXH từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015:
MBQTL | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm(120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
120 tháng |
– Cán bộ nhà nước tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019:
MBQTL | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm(180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
180 tháng |
Cách tính tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
Căn cứ Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
– Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
+ Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
– Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.
Theo đó, độ nghỉ hưu của cán bộ được căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động 2019. Tuy nhiên, cần lưu ý đến điều kiện làm việc và lao động nam và nữa sẽ có sự khác nhau về độ tuổi nghỉ hưu.
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.”
Theo đó cán bộ được hưởng trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu thì phái có số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng 75%. Theo đó để được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, từ năm 2021, lao động nữ phải có trên 30 năm đóng BHXH, lao động nam phải có trên 34 năm đóng BHXH.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy đinh như sau như sau: “Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Mời bạn xem thêm:
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế hay không?
- Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không, thủ tục thế nào?
- Hướng dẫn giải thể doanh nghiệp qua mạng nhanh và mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cách tính lương hưu cho cán bộ nhà nước nghỉ hưu theo quy định mới“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, thành lập công ty hợp danh…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định: “Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.”