Xin chào Luật sư 247. Vợ chồng tôi đã kết hôn 5 năm và có một con chung, nay do mâu thuẫn gia đình ngày càng gay gắt, xảy ra thường xuyên, chồng tôi ăn nhậu rồi về chửi bới, bạo hành mẹ con tôi. Tôi có mong muốn ly hôn nhưng không được đồng ý, tôi có thắc mắc rằng có thể thu nhập bằng chứng cứ bạo hành gia đình như thế nào để yêu cầu ly hôn? Bên cạnh đó, hành vi bạo hành gia đình theo quy định hiện nay sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bạo lực là gì? Bạo lực gia đình là gì?
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
– Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Nguyên nhân bạo hành gia đình
Từ nhận thức của mỗi người
Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình. Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, vì thế bạo hành phụ nữ, bạo hành trẻ em trong gia đình ngày càng gia tăng. Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và xã hội không nên can thiệp.
Trẻ em khi chứng kiến bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi lớn lên và vô tình hình thành suy nghĩ cho rằng bạo hành gia đình như một biện pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn gia đình. Và sau này lớn lên không tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực và lặp lại những hành vi của người lớn.
Nhiều người với trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật còn thấp nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh đập, chửi mắng con cái, chồng có quyền đánh vợ…Nhiều phụ nữ, người già cũng không nhận thức được đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu bạo lực. Ngay cả những gia đình mà thành viên có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp luật thì bạo lực gia đình cũng vẫn xảy ra.
Từ nền kinh tế
Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu nhập thấp nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có những gia đình khá giả nhưng bạo lực vẫn xảy ra.
Từ tệ nạn xã hội
Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu hay dùng các chất kích thích. Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, cau có khó chịu. Lúc đó, chuyện nhỏ cũng hóa thành chuyện lớn và các thành viên trong gia đình dễ dàng xung đột với nhau hơn.
Từ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình
Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về các hành vi bị coi là bạo lực gia đình và các biện pháp xử lý hành vi gây ảnh hưởng tới chủ thể khác. Bên cạnh các chế tài áp dụng theo quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này thì bạo hành gia đình nếu để lại hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng chế tài hình sự. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với những trường hợp hành vi không rõ ràng hoặc nạn nhân, người chứng kiến không dám lên tiếng tố giác hành vi đó.
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong phòng chống bạo lực gia đình. Một bộ phận lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng của mỗi gia đình.
Đồng thời, chưa xử lý triệt để các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương. Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân có đơn kêu cứu. Trong công tác hòa giải, thường khuyên phụ nữ nín nhịn mà không triệt để xử lý theo pháp luật người gây bạo lực gia đình.
Cách thu thập chứng cứ bạo hành gia đình năm 2022
Bạn có thể thu thập chứng cứ bạo hành gia đình bằng những cách sau:
Mạng Xã Hội, Tin Nhắn Văn Bản và Email
- Màn hình chụp ảnh trên mạng xã hội (bài đăng tải hình ảnh hay video bạn bị bạo hành).
- Nếu bạn không thể chụp màn hình trên điện thoại của mình, hãy chụp màn hình bằng một thiết bị khác.
- Cố gắng bao gồm tin nhắn ngày và giờ, email và bài đăng.
- Cố gắng bao gồm số điện thoại / tên / người dùng tên / email địa chỉ được liên kết với liên lạc thông tin bằng văn bản, bài đăng hoặc email.
- Ghi lại TOÀN BỘ nội dung thư, email hoặc bài đăng trên mạng xã hội.
- Vị trí có thể chụp nhiều ảnh hoặc chụp màn hình để có toàn bộ thông báo hoặc bài đăng. Cross cross per image, chụp màn hình hoặc bài đăng để chúng tôi thấy rằng chúng tôi đã kết nối được và không có gì bị xóa.
- Toàn bộ email có thể được in hoặc chuyển tiếp đến luật sư của bạn hoặc một người khác đáng tin cậy.
Thư Thoại
- Lưu bằng thư thoại những câu chửi bới mẹ con bạn.
- Rất nhiều điện thoại cho phép chuyển tiếp thư điện thoại. Hãy cân nhắc chuyển tiếp chúng tôi cho một người bạn / thành viên gia đình đáng tin cậy, luật sư của bạn hoặc lưu lại trong một cơ sở dữ liệu.
- Bạn cũng có thể lưu thư thoại trên một thiết bị khác bằng cách phát thư thoại trên một thiết bị trong lúc ghi lại bằng một thiết bị khác.
- Nếu không thể xác định thời điểm của thư tín được ghi lại (iPhone không được hỗ trợ), hãy sử dụng một thiết bị khác để quay video cảnh báo vị trí vào màn hình điện thoại và phát thư thoại có liên quan. Bạn cũng có thể chụp cuộc gọi ký hiệu màn hình.
Bằng chứng bằng Hình ảnh
- Những bức ảnh có thể thấy các vết thương khi bị bạo hành của bạn (quần áo rách, vết máu, tài sản hư hỏng, vv)
- Hãy chụp nhiều dấu vết từ nhiều góc khác nhau đồng thời chụp gần và chụp xa các dấu vết.
- Chụp ảnh so sánh giữa các bộ phận bị thương và không bị thương trên cơ thể của bạn.
Hồ Sơ Bệnh viện
Bạn có thể yêu cầu nhận hồ sơ y tế đầy đủ từ bộ hồ sơ y tế của nhà cung cấp dịch vụ vận hành. Bạn có thể sẽ phải trả một khoản phí đi kèm để nhận được hồ sơ này, hồ sơ bệnh án chứng mức mức tổn thương khi bị bạo hành
Nhân chứng
- Những người đã được chứng nhận hoặc trực tiếp thấy hành vi bạo hành của gia đình bạn
- Người làm chứng sẽ phải đích thân đến tòa nhà hầu tòa. Tường trình bản đồ bằng văn bản – ngay cả khi đã được chứng nhận – sẽ không được chấp nhận.
- Đôi khi, một chứng chỉ nhân có thể được phép làm chứng chỉ qua điện thoại.
Bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?
Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì: Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực, bạo hành gia đình; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định. Cụ thể:
Xử phạt vi phạm hành chính
Hành vi bạo lực, bạo hành các thành viên trong gia đình mà mức độ còn nhẹ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hành vi đánh đập gây thương tích, xúc phạm nhân phẩm, danh dự cho thành viên trong gia đình: bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Các hành vi sau sẽ bị phạt từ 1.500.000 đồng đên 2.000.000 đồng:
Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên trong gia đình.
Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời; hoặc không được chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do bạo lực gia đình. Trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Đối xử tồi tệ như: bắt nhịn đói, nhịn khát chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.
Bỏ mặc, không chăm sóc người già yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
Ngoài ra, còn buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, đã xử lý hành chính còn vi phạm; cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu với các tội như:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Nếu thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một số trường hợp nhất định; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dướng mình: phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng tới 03 năm.
Tội hành hạ người khác: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đên 02 năm.
Đây là hành vi xấu của xã hội; tuy nhiên những nguời vợ, người con, cha mẹ già yếu…họ thường bao che, bỏ qua cho những hành động này. Bạo lực gia đình cần được xử lý thích đáng; mọi người cần phải xây dựng cuộc sống hành phúc.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất
- Hành vi bạo lực trong gia đình sẽ bị xử phạt thế nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cách thu thập chứng cứ bạo hành gia đình năm 2022“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục ly hôn đơn phương/ly hôn thuận tình hoặc muốn nhận được sự tư vấn chi tiết hơn về giải quyết ly hôn nhanh… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Bạo lực gia đình gây thiệt hại về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân. Các hành vi đánh đập, dùng vũ lực hay bạo hành tình dục không tránh khỏi sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bạo hành gia đình gây ám ảnh về tinh thần, luôn chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.
Bạo lực gia đình là nguyên nhân dẫn tới li thân, li hôn và tan vỡ bao gia đình. Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình. Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình. Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại.
Khi bị bạo lực gia đình nếu trong tình huống khẩn cấp bạn có thể nhờ những sự giúp đỡgần nhất từ hội phụ nữ, tổ trưởng dân phố, hàng xóm… Hoặc bạn có thể tố cáo tại cơ quan công an hoặc ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi bạn cư trú