Cách giải quyết đối với công ty con khi công ty mẹ giải thể?

30/09/2021
Cách giải quyết đối với công ty con khi công ty mẹ giải thể?
878
Views

Công ty con được công ty mẹ cấp vốn và các lợi ích kinh doanh từ hợp đồng liên kết thực hiện cùng công ty mẹ, đồng thời, có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh do công ty mẹ thực hiện. Vậy khi công ty mẹ giải thể thì công ty con phải xử lý như thế nào? Công ty con có phải chịu trách nhiệm liên đới hay không?

Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247. Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp năm 2020

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Công ty con

Công ty con hay công ty lép vốn là thuật ngữ chỉ những công ty chịu sự quản lý và chi phối bởi một công ty mẹ hay công ty holding. Thuật ngữ lép vốn có thể dùng cho một công ty, tập đoàn hay một công ty trách nhiệm hữu hạn.

Công ty con là trường hợp mà một công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ. Công ty góp vốn được gọi là công ty me. Công ty con phải chịu toàn bộ sự điều khiển của công ty mẹ. Công ty con phải chịu sự bổ nhiệm của các chức vụ quan trọng như giám đốc; chủ tịch hội đồng quản trị,…

Các công ty con là các pháp nhân riêng biệt, riêng biệt cho các mục đích về thuế; quy định và trách nhiệm pháp lý.

Việc thành lập công ty con sẽ giúp giảm rủi ro cho công ty mẹ; giúp giảm bớt khối lượng công việc cho công ty mẹ.

Để giúp các công ty đa ngành nghề có thể chia nhỏ các ngành nghề ra để giúp cho việc quản lý, điều hành, trở nên dễ dàng và độc lập với nhau.

Công ty mẹ

Công ty mẹ là một công ty sở hữu một phần chính; hoặc toàn bộ số cổ phần của một công ty khác để có thể kiểm soát việc điều hành; và các hoạt động của công ty này (công ty con) bằng việc gây ảnh hưởng; hoặc bầu ra Hội đồng quản trị. Khái niệm này thường đề cập đến một công ty mà tự nó không sản xuất hàng hóa hay dịch vụ; mà mục đích của nó chỉ để sở hữu cổ phiếu của các công ty khác. Công ty mẹ cho phép giảm rủi ro cho chủ, người sở hữu.

Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con

  • Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp của công ty con mà công ty mẹ có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ với tư cách là thành viên; chủ sở hữu hoặc cổ đông.
  • Công ty mẹ sẽ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con.
  • Công ty mẹ có các quyền chi phối về tài chính đối với công ty con.
  • Công ty con là một chủ thể pháp lý độc lập; các loại hợp đồng, giao dịch; hoặc các hoạt động giữa công ty mẹ và công ty con phải được độc lập; bình đẳng với nhau.
  • Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua   của công ty mẹ. Các công ty con có cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn; mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Cách xử lý công ty con khi công ty mẹ giải thể

Tùy vào loại hình pháp lý của công ty con mà theo khoản 1 Điều 196 Luật Doanh Nghiệp 2020; công ty mẹ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu; hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này; và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong quá trình công ty mẹ bị giải thể thì công ty con sẽ phải đối mặt với một số vấn đề sau:

Trường hợp 1: Xử lý phần góp vốn của công ty mẹ ở công ty con. Khi công ty mẹ giải thể thì phần góp vốn của công ty mẹ sẽ được chuyển nhượng lại cho một cá nhân khác; hoặc có thể yêu cầu công ty mua lại. Tại khoản 4 Điều 53 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định:

“4. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;

b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 6 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;

c) Thành viên công ty là tổ chức giải thể hoặc phá sản.”

Trường hợp 2: Công ty mẹ là thành viên hay cổ đông thì trong quá trình giải thể dẫn tới công ty con không có đủ thành viên; thì bắt buộc phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình công ty phù hợp. Nếu trong 6 tháng liên tục từ ngày giải thể mà công ty vẫn chưa đủ thành viên thì phải tiến hành giải thể.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Cách giải quyết đối với công ty con khi công ty mẹ giải thể?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Trường nào hợp một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác?

– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Công ty con có được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ không?

Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Khi nào thì công ty con hải cung cấp báo cáo, tài liệu cho công ty mẹ?

Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.

Công ty mẹ có được tự ý thực hiện quyền và trách nhiệm vượt quá giới hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp không?

Công ty mẹ sẽ chỉ có những quyền và trách nhiệm nằm trong phạm vi giới hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trường hợp có sự can thiệp nằm ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu và gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận