Đình công được biết đến là sự ngừng việc có tổ chức trong một thời gian nhất định và dựa trên tinh thần tự nguyện của tập thể người lao động, với mục đích nhằm đạt được yêu cầu giải quyết việc tranh chấp lao động và đình công được biết đến là một quyền của người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế các cuộc đình công xảy ra đều do tự phát và không được công nhận. Vậy sẽ cần lưu ý gì để việc đình công là đúng luật và cách giải quyết đình công tự phát ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung sau đây:
Căn cứ pháp lý
Đình công là gì?
Có thể nói đình công là biện pháp trực tiếp, mạnh mẽ nhất của người lao động để người lao động để đòi thực hiện đúng các nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo pháp luật, nhất là đòi thỏa mãn những quyền lợi của người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc và những quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Điều 198, Bộ luật lao động năm 2019 quy định về đình công như sau:
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Vậy dựa vào quy định trên thì đình công là đấu tranh có tổ chức của tập thể lao động trong doanh nghiệp hay một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp bằng cách ngừng làm việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm yêu cầu người sử dụng lao động đáp ứng những quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong quan hệ lao động.
Một số lưu ý để đình công đúng luật
Cuộc đình công hay cuộc bãi công là sự kiện lao động ngừng lại vì rất nhiều công nhân từ chối tiếp tục làm việc. Cuộc đình công thường diễn ra vì các công nhân cảm thấy bất bình đối với điều kiện lao động, chế độ tiền lương… Cùng với công cuộc chuyển đổi cơ chế kinh tế, trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ lao động không còn mang tính chất hành chính như trước nữa mà nó là các quan hệ kinh tế. Do vậy, tranh chấp lao động xuất hiện ngày càng nhiều và không ít trường hợp người lao động đã sử dụng đến phương thức đình công để giải quyết các tranh chấp.
Căn cứ theo Điều 199, 200, 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc đình công như sau:
– Trường hợp được quyền đình công:
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành đúng thủ tục để đình công trong trường hợp sau đây:
+ Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
+ Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
– Phải do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
– Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục tiến hành đình công. Trình tự đình công được quy định như sau:
+ Lấy ý kiến về đình công theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động 2019.
+ Ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động 2019.
+ Tiến hành đình công.
– Tranh chấp lao động tập thể chưa được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
– Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
– Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền thì không được tiếp tục đình công.
Cách giải quyết đình công tự phát ở Việt Nam hiện nay
Các cuộc đình công xẩy ra với những lý do như: đòi tăng lương, tiền thưởng, điều chỉnh lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ kịp thời, trả lương hàng tháng đúng thời gian quy định, giảm thời gian làm thêm, giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm về ốm đau, thai sản, cải thiện bữa ăn ca, trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động, thay đổi người quản lý sản xuất… Có thể thấy, các cuộc đình công đều mang tính tự phát, bất ngờ, không tuân theo trình tự, thủ tục, quy định của Luật lao động, không có sự lãnh đạo của tổ chức công đoàn cơ sở nên việc tiếp nhận thông tin, tiếp xúc, giải thích của người sử dụng lao động và các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Lúc này, sẽ cần có những giải pháp như:
Sẵn sàng đối thoại
Việc nhà quản lý thể hiện tinh thần sẵn sàng đối thoại, một cuộc làm việc chính thức giữa đại diện hai bên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những nguyên nhân chính gây nên cuộc đình công, từ đó hai bên sẽ thảo luận tìm hướng giải quyết.
Trong cuộc gặp này, doanh nghiệp nên mời một luật sư có uy tín, kinh nghiệm về giải quyết đình công tham dự. Với sự hiểu biết pháp luật và sự đúng mực trong các đánh giá sự kiện, luật sư sẽ giải thích cho những người đại diện của người lao động về tính hợp pháp của cuộc đình công và những điều nên làm theo quy định của pháp luật, cũng như gợi ý ra một số giải pháp.
Điều này sẽ tác động tích cực đến hành động của những người đại diện cho người lao động. Nếu họ nhận ra đây là một cuộc đình công trái pháp luật cùng với những hậu quả có thể phải gánh chịu trong trường hợp doanh nghiệp đưa vấn đề ra tòa, các thỏa thuận của hai bên sẽ có nhiều khả năng nhanh chóng đạt được.
Thông báo cho cơ quan nhà nước đề nghị hỗ trợ
Với quy định, các cơ quan địa phương có trách nhiệm chủ động hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp tập thể về quyền dẫn đến việc ngừng việc tập thể của người lao động, một hiện tượng ban đầu của đình công.
Do vậy, việc thông báo và đề nghị bằng văn bản tới các cơ quan nhà nước tại địa phương, cũng như thông báo cho công đoàn cấp trên được biết để có biện pháp can thiệp kịp thời là điều cần thiết và thiết thực. Trong trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở thì việc liên hệ và thông báo cũng cần được làm tương tự đối với các cơ quan có trách nhiệm trong khu vực đó.
Việc các cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình giải quyết đình công tại doanh nghiệp sẽ tạo một số cơ hội thuận tiện. Với sự tham gia và giải thích của các chuyên viên trong cơ quan nhà nước giúp cho người đại diện của người lao động hiểu rõ tính pháp lý của cuộc đình công, sự việc có thể được giải quyết nhanh chóng thông qua con đường thương lượng.
Tác động về tâm lý và các điều khoản cam kết
Nếu sau khi được tư vấn, doanh nghiệp nhận thấy cuộc đình công đang diễn ra là bất hợp pháp thì có thể cho làm các băng rôn, thông báo đặt tại cổng công ty có nội dung thể hiện quan điểm hợp lý của mình, khuyến khích người lao động quay lại làm việc và chỉ rõ hoạt động đình công đang xảy ra là không hợp pháp.
Các tác động về mặt tâm lý này, cùng với sự chấp nhận bỏ qua những vụ việc đã xảy ra cũng như cam kết về sự thay đổi môi trường làm việc, nếu cần thiết, theo hướng tốt hơn từ phía doanh nghiệp sẽ giúp những người lao động tham gia vào cuộc đình công nhận ra hành động sai lầm nhất thời của mình, cảm thấy vững tin, giúp họ củng cố tinh thần và kích thích họ trở lại làm việc.
Giải quyết hậu quả
Một cuộc đình công dù diễn ra ngắn hay kéo dài, đều để lại hậu quả cho doanh nghiệp, từ sản xuất bị đình trệ trong thời gian đình công cho đến những tác động tiêu cực đến tinh thần làm việc của nhân viên.
Do vậy, việc ổn định lại sản xuất, khơi lại tinh thần làm việc, tạo sự yên tâm cho người lao động bằng các điều chỉnh hợp lý về chính sách sau khi cuộc đình công chấm dứt là điều cần làm trước tiên đối với doanh nghiệp.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Cách giải quyết đình công tự phát ở Việt Nam chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách giải quyết đình công tự phát ở Việt Nam hiện nay“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về đất ao chuyển sang đất thổ cư, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp như thế nào đối với người lao động?
- Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại năm 2023
- Thời gian ly thân bao lâu thì có thể ly hôn?
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 198 Bộ luật Lao động 2019, tổ chức đại diện người lao động (có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể) hay còn gọi là công đoàn sẽ có quyền tổ chức và lãnh đạo người lao động đình công.
Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
– Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật Lao động 2019 và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
– Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Mục đích cuối cùng mà những người đình công hướng tới là những yêu sách về quyền và lợi ích mà họ mong muốn đạt được. Những yêu sách đó có thể đã được pháp luật quy định hoặc chưa được pháp luật quy định, có thể xuất phát từ những yêu cầu chính đáng, cũng có thể xuất phát từ nguyện vọng khác nhưng phải liên quan đến quan hệ lao động và nhằm vào một chủ thể nhất định, với nội dung rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng.