Cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội như thế nào?

22/12/2022
Cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội
186
Views

Giấy ủy quyền là một văn bản có giá trị về mặt pháp lý. Nội dung của giấy ủy quyền thông thường sẽ ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện hay nói cách khác là người sẽ giúp mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi đã nêu trong giấy ủy quyền. Vậy đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội muốn ủy quyền cho người khác giúp mình nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cần lưu ý những gì? Cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khi nào thì viết giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có quyền được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc lập giấy ủy quyền cho người khác đại diện mình thực hiện một việc nào đó thông thường sẽ có có 2 trường hợp sau đây:

– Trường hợp 1: Ủy quyền đơn phương.

  • Đối với trường hợp này, Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. 
  • Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. 
  • Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

– Trường hợp 2: Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. 

  • Đối với trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. 
  • Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. 
  • Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá.

Tại điểm c khoản 2 Điều 108 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định đối với trường hợp hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù thì trong đó có giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì người được hưởng bảo hiểm xã hội có thể ủy quyền cho người khác đại diện mình nhận các chế độ được hưởng từ bảo hiểm xã hội, làm các giấy tờ thủ tục có liên quan đến bảo hiểm xã hội trong trường hợp đang chấp hành hình phạt tù hoặc vì một lý do khác không thể tự mình đi làm các thủ tục, nhận chế độ bảo hiểm xã hội được theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và các quy định khác có liên quan.

Giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội có cần công chứng, chứng thực không?

Luật công chứng năm 2014 hiện hành không đặt ra quy định cụ thể đối với trường hợp công chứng, chứng thực giấy ủy quyền. Mà chỉ quy định về việc công chứng hợp đồng ủy quyền, văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến giấy ủy quyền như sau:

“Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”.

Theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BTP, việc ủy quyền thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền với cáccác trường hợp sau:

  • Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
  • Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
  • Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
  • Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Bên cạnh đó, theo Quyết định số: 166/QĐ-BHXH năm 2019 thì việc chứng thực chữ ký của người ủy quyền là bắt buộc đối với các trường hợp được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, nhận trợ cấp, thực hiện các thủ tục khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, căn cứ theo các quy định này, khi người tham gia bảo hiểm xã hội ủy quyền cho người khác đại diện mình thực hiện một số quyền và nghĩa vụ  của người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ phải chứng thực chữ ký tại phòng công chứng hoặc các cá nhân, cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực chữ ký của người ủy quyền.

Cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội
Cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội

Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo quy định về ủy quyền tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và được Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn chi tiết tại Quyết định 166/QĐ-BHXH. Dưới đây là Mẫu Giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội theo Mẫu 13-HSB tại Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019.

Cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội

Theo hướng dẫn cách điền thông tin giấy ủy quyền tại Quyết định 166/QĐ-BHXH, các nội dung cần có trong mẫu giấy ủy bảo hiểm xã hội như sau:

– (1) Ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (ph­ường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố); trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố);

– (2) Ghi rõ nội dung ủy quyền như: Làm loại thủ tục gì; nhận hồ sơ hưởng BHXH (bao gồm cả thẻ BHYT) nếu có; Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì; đổi thẻ BHYT, thanh toán BHYT, đổi sổ BHXH, điều chỉnh mức hưởng hoặc chế độ gì… Nếu nội dung ủy quyền bao gồm cả làm đơn thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn, trường hợp ủy quyền cho thực hiện toàn bộ thủ tục (bao gồm cả làm đơn, nộp, nhận hồ sơ, nhận tiền) thì phải ghi thật cụ thể.

– (3) Thời hạn ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm; trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền

– (4) Chứng thực chữ ký của người ủy quyền: Là chứng thực chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền);

Lưu ý:

  • Giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung cam kết thì ngoài việc phải bồi thường số tiền đã nhận không đúng quy định thì tùy theo hậu quả còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính hoặc hình sự.

Liên hệ

Vấn đề “Cách ghi giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về muốn ly hôn đơn phương với người nước ngoài. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nộp giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội ở đâu?

Căn cứ theo Quyết định 777/QĐ-BHXH và Quyết định 166/QĐ-BHXH thì giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội sẽ được nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi người ủy quyền đang cư trú hoặc tại Bưu điện nơi chi trả.

Sau khi nộp giấy ủy quyền thì bao nhiêu ngày mới được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội?

Trợ cấp bảo hiểm xã hội của người ủy quyền sẽ được đưa ngay cho người được ủy quyền theo giấy ủy quyền khi đến đúng kì hạn chi trả trợ cấp. Khi đi nhận trợ cấp thì người nhận sẽ nộp giấy ủy quyền, xuất trình chứng minh thư nhân dân/CCCD sau nhận tiền và ký xác nhận vào danh chi trả hoặc giấy nhận tiền

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.