Phòng cháy chữa cháy là vấn đề bức thiết trong xã hộ hiện nay. Nhiều vấn đề từ không đảm bảo an ninh cháy nổ dẫn đến nhiều hậu quả hy hữu. Từ đó, nhiều chung cư cũng như gia đình thiết kế cho gia đình những hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo.
Ngoài ra còn cần một hệ thống kiểm tra chung để khi có bất trắc sẽ xử lý kịp thời. Cần biên bản phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Tìm hiểu thêm về cách ghi biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy tại Luật sư 247 của chúng tôi.
Biên bản phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là công việc quan trọng; và cần thiết đối với mỗi cá nhân, nhất là trong thời điểm hỏa hoạn xảy ra thường xuyên vào mùa khô. Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để có thể đảm bảo an toàn về tính mạng; và tài sản của mọi người, mọi do thiệt hại cháy nổ gây ra.
Các hoạt động cũng như các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên. Cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động đó là cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy. Mẫu biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy; được sử dụng rộng rãi trong thực tế và có vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy là mẫu biên bản được lập ra khi có sự kiểm tra, xác nhận về việc phòng cháy, chữa cháy. Mẫu ghi rõ thời gian kiểm tra, đơn vị kiểm tra, đối tượng thực hiện hoạt động kiểm tra,….
Mẫu biên bản được ban hành theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, đại diện các đơn vị cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để biên bản có giá trị trong thực tế.
Cách ghi biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy
Mẫu biên bản
…. (1) ….
…. (2) ….
______
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
BIÊN BẢN KIỂM TRA
…… (3) ……
Hồi…. giờ…….. ngày……….. tháng…… năm………….. , tại………..
Địa chỉ:………..
Chúng tôi gồm:
Đại diện:………
– Ông/bà:………… ; Chức vụ:…………….
– Ông/bà:………… ; Chức vụ:…………….
Đã tiến hành kiểm tra …………. (3)…………. đối… với…………… (4)……………..
Đại diện:……..
– Ông/bà:……… ; Chức vụ:……..
– Ông/bà:……… ; Chức vụ:……….
Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:
…………… (5)……….
Biên bản được lập xong hồi …………….. giờ……… ngày……… tháng…………. năm ……….gồm …… trang, được lập thành…………. bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây./.
ĐẠI DIỆN
…(6)…
ĐẠI DIỆN
…(7)…
ĐẠI DIỆN
…(8)…
Tải mẫu biên bản tại đây:
Hướng dẫn viết mẫu đơn
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan, tổ chức chủ trì kiểm tra;
(3) Ghi nội dung kiểm tra: An toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
(4) Tên đối tượng được kiểm tra;
(5) Phần trình bày của đại diện đơn vị được kiểm tra (chủ cơ sở, chủ đầu tư, chủ phương tiện,…), phần kiểm tra hồ sơ, phần kiểm tra thực tế, nhận xét, đánh giá và kiến nghị;
(6) Đại diện đơn vị được kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có;
(7) Đại diện đơn vị, cá nhân có liên quan ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có;
(8) Đại diện đoàn kiểm tra hoặc người được phân công thực hiện kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có.
Đối tượng kiểm tra phòng cháy chữa cháy
– Thứ nhất, cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
– Thứ hai, khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới; hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
– Thứ ba, công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V; ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự.
– Thứ tư, là các cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Chủ thể chuyên kiểm tra phòng cháy chữa cháy
– Thứ nhất, người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới; chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên; định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
– Thứ hai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy; và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
– Thứ ba, cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy; và chữa cháy định kỳ hàng quý; đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới; có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất; khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy; và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy; và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
Thủ tục kiểm tra phòng cháy chữa cháy
Cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra; cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất; phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra điều kiện; đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy; và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền; trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra;
– Kiểm tra thường xuyên: người có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy; và chữa cháy phải xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra trước khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
– Kiểm tra định kỳ, đột xuất:
+ Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ thông báo trước 03 ngày; làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.
+ Người có trách nhiệm kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; khi tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy; và chữa cháy đối với cơ sở, địa bàn do cấp dưới quản lý phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó biết.
– Ngoài ra, việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy; và chữa cháy phải được lập thành biên bản. Việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy có ý nghĩa; và vai trò quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức.
Mời bạn xem thêm
- Nội quy phòng cháy chữa cháy cơ quan năm 2022
- Quy định liên quan tới doanh nghiệp trong phòng cháy chữa cháy
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách ghi biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam, muốn đổi lại tên trong giấy khai sinh, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ; quy định tạm ngừng kinh doanh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra. Khi tổ chức kiểm tra về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở đó biết. Trường hợp cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở đó tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở được kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở biết.
Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Công an có thẩm quyền quy định thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ một năm một lần để xác định việc duy trì, bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở.
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra.