Bên cạnh việc phân chia tài sản thì việc chia con cái cũng là vấn đề lớn trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
Ngoài tranh chấp khi vợ, chồng tiến hành ly hôn, nhiều trường hợp, sau khi thực hiện xong thủ tục ly hôn, hai vợ chồng vẫn có tranh chấp về việc giành quyền nuôi con. Vậy ly hôn là gì? Các trường hợp bị hạn chế quyền thăm con sau ly hôn? Có cần các giấy tờ như xác nhận tình trạng hôn nhân hay trích lục ,.. để thực hiện quyền thăm con không? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Khái quát chung về ly hôn
- Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
- Ly hôn gây hậu quả nghiêm trọng về quan hệ nhân thân – tài sản của vợ chồng, quan hệ tình cảm giữa cha mẹ với con cái, và gây hậu quả tâm lý với vợ chồng với con cái.
- Để hạn chế ly hôn phải:
- Nâng cao trách nhiệm với cuộc sống hôn nhân
- Vợ chồng thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ nhau
- Thường xuyên chia sẻ, góp ý
- Đưa ra ý kiến khách quan, phân tích đúng sai để giải quyết mâu thuẫn
- Tăng cường công tác giáo dục
- Tăng cường các biện pháp hòa giải
Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
+ Bản sao giấy khai sinh của con
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng
+ Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn
+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
Thẩm quyền giải quyết: Bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai vợ chồng.
Thời hạn giải quyết:
+ Trong vòng 5 ngày từ ngày nhận được hờ sơ hợp lệ của bạn thì tòa án sẽ tiến hành thu lý đơn của bạn và thông báo nộp tiền án phí cho hai vợ chồng bạn
+ Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì hai vợ chồng bạn phải tiến hành nộp án phí.
+ Thời gian chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn là 4 tháng, trong vòng 4 tháng này thì tòa án sẽ gửi thông báo mời hai bạn đến hòa giải, trường hợp hòa giải không thành thì tòa án sẽ ra quyết định hòa giải không thành.
+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có quyết định hòa giải không thành tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng bạn.
Lệ phí: 300.000 đồng.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn thuộc về Tòa án. Toàn án có thẩm quyền cụ thể được xác định theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
Thẩm quyền theo vụ việc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29, việc giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án:
Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
…
4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.”
Thẩm quyền theo cấp
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35, việc giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện:
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
…
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 6, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;”
Thẩm quyền theo lãnh thổ
Theo quy định tại điểm k Khoản 2 39, việc giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm non con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi cha; hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc:
Điều 39.
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
…
k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;”
Trường hợp bị hạn chế quyền thăm con sau ly hôn
Sau khi ly hôn, con sẽ được giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc; người còn lại thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo thỏa thuận của cha, mẹ.
Tại Điều 82, 83 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ như sau:
– Người được giao trực tiếp nuôi con: Tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động; và không có tài sản để tự nuôi mình; …
– Người không trực tiếp nuôi con: Có nghĩa vụ cấp dưỡng, được thăm con mà không ai được cản trở.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng nêu rõ:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo quy định này, có 02 trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn:
– Lạm dụng việc thăm con để cản trở việc trông nom; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.
– Lạm dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc; nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.
Trong hai trường hợp này; người được giao nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người còn lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các trường hợp bị hạn chế quyền thăm con sau ly hôn“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Không nộp tạm ứng án phí Tòa sẽ có thụ lý vụ án không?
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT trong năm
Câu hỏi liên quan
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn. Việc ly hôn đơn phương phải có căn cứ; chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng.
Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.