Hiện nay, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng hóa ngày càng mạnh thì việc thúc đẩy mua bán, kinh doanh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, không phải lúc vào trong quá trình kinh doanh cũng thuận lợi mà sẽ phát sinh ra các tranh chấp không mong muốn gây nhiều thiệt hại về tài sản, uy tín cho các bên hợp tác. Vì thế, cần có các giải pháp giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Vậy các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh hiện nay là gì? Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Tranh chấp trong kinh doanh là gì?
Tranh chấp trong kinh doanh là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh
Tranh chấp trong kinh doanh là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể, có thể kể đến như:
- Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua; xây dựng; vận chuyển hàng hóa; mua bán trái phiếu, cổ phiếu; đầu tư tài chính, ngân hàng.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Thứ hai, mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động kinh doanh do hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh doanh làm thiệt hại đến lợi ích của bên còn lại.
Thứ ba, tranh chấp kinh doanh chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân. Ngoài ra các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh khi trong các giao dịch, bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại.
Phân loại các tranh chấp trong kinh doanh
Tranh chấp kinh doanh được chia thành các loại sau:
Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: tranh chấp kinh doanh thương mại trong nước và tranh chấp kinh doanh thương mại quốc tế.
Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp kinh doanh hai bên và tranh chấp kinh doanh nhiều bên.
Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, …
Căn cứ vào quá trình thực hiện: tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiệc hợp đồng.
Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp kinh doanh hiện tại và trong tương lai.
Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Trong quá trình kinh doanh thì các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh không thể trách được các tranh chấp kinh doanh có thể sảy ra, điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi về tài sản, uy tín và tiềm năng phát triển của cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh đó với đối tác của mình. Chính vì thế, khi có tranh chấp kinh doanh xảy ra cần có các phương thức giải quyết tranh chấp mà sau đây Luật sư 247 sẽ trình bày cho bạn.
Phương thức thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
– Ưu điểm:
- Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém.
- Bảo vệ được uy tín của các bên, bí mật trong kinh doanh.
– Nhược điểm:
- Hiệu quả của việc thương lượng phụ thuộc vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp.
- Kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc.
Phương thức hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.
– Ưu điểm:
- Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém.
- Người thứ 3 thường là người có chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp.
- Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi người thứ 3 nên mức độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các cam kết thường cao hơn thương lượng.
– Nhược điểm:
- Hòa giải cũng có những hạn chế tương tự thương lượng, bởi vẫn được quyết định trên cơ sở ý chí thỏa thuận cũng như sự tự nguyện thi hành của mỗi bên.
- Uy tín, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng hơn thương lượng.
- Chi phí cho hòa giải thường tốn kém hơn thương lượng.
Phương thức trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.
– Ưu điểm:
- Linh hoạt, nhanh chóng.
- Tuân theo một trình tự thủ tục nhất định, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi, do đó, bảo vệ uy tín của các bên, bí mật trong kinh doanh.
- Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình.
- Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.
– Nhược điểm:
- Thời gian tranh chấp càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao.
- Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.
Phương thức tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực NN, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án được NN đảm bảo thi hành.
– Ưu điểm:
- Phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao.
– Nhược điểm:
- Thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do phải tuân theo quy định của pháp luật quy định.
- Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công văn xác minh đăng ký lại khai sinh; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 319 Luật thương mại 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
Bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên. Giải tỏa đi sự nặng nề về tâm lý, cũng như duy trì, củng cố quan hệ hợp tác giữa các bên tranh chấp với nhau.
Đảm bảo được sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và giữa các công dân trước pháp luật. Góp phần gìn giữ trật tự, kỷ cương, pháp luật và thiết lập lại sự cân bằng cho mọi người.
Mong muốn giải quyết tranh chấp , thuận tiện là điều kiện tối thiểu để tạo dựng nên môi trường kinh doanh lành mạnh. Đảm bảo quyền tự do giữa các công dân với nhau.
Thông qua sự việc giải quyết tình huống tranh chấp, đánh giá đã được áp dụng pháp luật vào trong kinh doanh thì cũng chỉ ra những bất cập, tạo định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về những hoạt động kinh doanh. Hay tạo ra những hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phát triển theo đúng mong muốn của nhà nước và xã hội.
Khi các bên tranh chấp chọn phương thức hòa giải thương mại theo nghị định 22/2017/NĐ-CP, các bên có thể lựa chọn hòa giải vụ việc (thông qua cá nhân là hòa giải viên thương mại) hoặc hòa giả quy chế (thông qua một tổ chức hòa giải). Trong đó, tổ chức hòa giải bao gồm:
Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.