Các ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định năm 2022

12/07/2022
Các ngành nghề đăng ký kinh doanh năm 2022
855
Views

Việc lựa chọn đúng ngành khi thành lập doanh nghiệp là điều bắt buộc vì các công ty chỉ được phép kinh doanh trong những ngành đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp được toàn quyền lựa chọn ngành mình muốn (hoặc dự định làm trong tương lai) để kinh doanh. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 của chúng tôi sẽ đề cập đến các ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định năm 2022.

Căn cứ pháp lý

Luật Đầu tư công 2019

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà chủ thể trước khi đi vào  hoạt động kinh doanh phải hội tụ đầy đủ các yêu cầu cần thiết của một nganh nghề nhất định trong các lĩnh vực cụ thể như an ninh quốc phòng, y tế, văn hóa – du lịch, môi trường,…

Ví dụ như:

  • Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng gồm có 11 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và được quy định rải rác trong các văn bản như Luật An ninh thông tin mạng; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định 104/2007/NĐ-CP; Nghị định 96/2016/NĐ-CP; Nghị định 66/2017/NĐ-CP; Nghị định 79/2014/NĐ-CP; Nghị định 78/2018/NĐ-CP.
  • Trong lĩnh vực tư pháp gồm 7 ngành nghề  kinh doanh có điều kiện được quy định trong các văn bản như Luật luật sư năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung luật luật sư năm 2012; Luật giám định tư pháp năm 2012; Luật trong tài thương mại 2010; Luật phá sản 2014; Luật công chứng năm 2014; Luật đấu giá tài sản năm 2016; Nghị định 85/2013/NĐ-CP; Nghị định 62/2016/NĐ-CP;…
  • Trong lĩnh vực y tế bao gồm 16 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật sau: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009; Luật dược 2005; Nghị định 79/2006/NĐ-CP; Nghị định 87/2011/NĐ-CP; Thông tư 14/2013/TT-BYT; Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYTBNV; Quyết định 2271/2002/QĐ-BYT;…
  • Trong lĩnh vực Lao động, thương binh và xã hội bao gồm 9 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Nghị định 143/2016/NĐ-CP; Nghị định 140/2018/NĐ- CP; Nghị định 49/2018/NĐ-CP; Nghị định 52/2014/NĐ-CP.
Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất
Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì tại Phụ lục IV, Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam trong năm 2021 hiện chỉ bao gồm 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện (trước đây là 243 ngành nghề theo quy định của Luật Đầu tư 2014).

Các ngành nghề đăng ký kinh doanh hiện nay

Hiện nay, các ngành nghề đăng ký kinh doanh là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là liệt kê danh sách những ngành nghề đăng ký kinh doanh mà bạn có thể tham khảo:

Ngành nông nghiệp và khai thác

Một trong các ngành nghề đăng ký kinh doanh hiện nay đó ngành nông nghiệp và khai thác. Đây là ngành kinh doanh thực hiện những hoạt động sản xuất nguyên liệu nông sản và khoáng sản. Bên cạnh đó, ngành này cũng kinh doanh những nguyên liệu chủ yếu từ việc chăn nuôi thủy sản, động vật; khai thác gỗ; kinh doanh, trồng trọt những loại cây nông nghiệp.

Ngành dịch vụ tài chính

Ngành dịch vụ tài chính cũng là một trong các ngành nghề đăng ký kinh doanh hiện nay. Ngành dịch vụ tài chính bao gồm những công ty tài chính, những ngân hàng, công ty bảo hiểm,… đạt được nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính và quản lý nguồn vốn.

Ngày nay, nền kinh tế thị trường đang rất phát triển và theo đó ngành dịch vụ tài chính cũng có những bước chuyển mình lớn. Những dịch vụ về tài chính ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho không chỉ người dùng mà còn cho những bên cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, ngành dịch vụ tài chính có rất nhiều tiềm lực rộng mở trong tương lai.

Ngành thông tin

Trong danh sách các ngành nghề đăng ký kinh doanh thì ngành thông tin là ngành nghề giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận từ việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà người sở hữu những sản phẩm khi đăng ký có quyền bán lại hoặc nhượng lại cho người khác nhưng có thời hạn những sản phẩm được đăng ký. Việc này giúp cho sản phẩm trí tuệ bị người khác đạo nhái một cách tùy tiện.

Ngành kinh doanh vận tải

Ngành kinh doanh vận tải là ngành nghề giúp doanh nghiệp thu được nguồn lợi nhuận từ việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Ngành kinh doanh vận tải có thể hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau và được vận tải bằng nhiều phương tiện khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của khách hàng mà doanh nghiệp cũng có những sự thay đổi khác nhau.

Các ngành nghề đăng ký kinh doanh hiện nay
Các ngành nghề đăng ký kinh doanh hiện nay

Ngành kinh doanh dịch vụ

Kinh doanh dịch vụ là một trong các ngành nghề đăng ký kinh doanh đang rất phát triển hiện nay. Ngành kinh doanh dịch vụ chuyên cung cấp những dịch vụ và hàng hóa vô hình, kiếm được nguồn lợi nhuận bằng cách tính giá sức lao động và trải nghiệm của khách hàng. Hiện nay, nhờ có sự đa dạng phong phú mảng kinh doanh nên nhiều nhà đầu tư lựa chọn kinh doanh trong ngành dịch vụ.

Một số hoạt động kinh doanh dịch vụ đang khá phát triển hiện nay như kinh doanh khách sạn – nhà hàng, tư vấn bất động sản, sửa chữa điện tử, tư vấn pháp lý,… Bên cạnh đó, kinh doanh bất động sản cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều chủ đầu tư hiện nay. Với lĩnh vực này, bạn hoàn toàn thu được rất nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán, cho thuê nhà đất, công trình,…

Bán lẻ và phân phối

Một trong các ngành nghề đăng ký kinh doanh phổ biến hiện nay đó chính là bán lẻ và phân phối. Bán lẻ và phân phối cũng giống như một hình thức hoạt động trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng. Nhờ ngành nghề này mà bạn có thể thu được nhiều lợi nhuận qua dịch vụ bán lẻ và phân phối hàng hóa cho khách hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động bán lẻ và phân phối là giải pháp thông minh cho công ty/doanh nghiệp giúp nâng cao doanh số bán hàng một cách nhanh chóng. Cũng chính vì nhờ kinh doanh bán lẻ mà hàng hóa lưu thông từ nơi sản xuất đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Hiện nay, hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp đều chú trọng đầu tư vào hoạt động bán lẻ để mang thương hiệu đến tay người tiêu dùng. Nhờ đó, giúp cho doanh nghiệp nhận được sự tin tưởng và lựa chọn của khách hàng đối với các sản phẩm, hàng hóa.

Các ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định năm 2022
Các ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định năm 2022

Ngành sản xuất

Ngành sản xuất cũng là một trong các ngành nghề đăng ký kinh doanh phát triển. Sản xuất hàng hóa được thực hiện bắt nguồn từ những nguyên liệu thô hoặc những chi tiết khác cấu thành. Sau khi sản xuất thì sẽ bán sản phẩm đi để lấy lợi nhuận. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sẽ chịu trách nhiệm trong việc cung ứng hàng hóa trên thị trường, nhất là những mặt hàng, nhu yếu phẩm thiết yếu.

Ngành sản xuất hoạt động ở độ chuyên môn hóa cao để nhằm mục đích đảm bảo cho hàng hóa bán ra trên thị trường đều đặn và nhanh chóng. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm nhanh chóng khi họ cần.

Có thể nói, doanh nghiệp muốn thành lập cần có sự tìm hiểu kỹ về các ngành nghề đăng ký kinh doanh hiện nay. Chỉ khi xác định được đúng ngành mình sẽ đăng ký sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian trong quá trình đăng ký kinh doanh.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Các ngành nghề đăng ký kinh doanh năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Giấy phép bay flycamMã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở đâu?

Tra cứu trên văn bản pháp luật
Luật Đầu tư 2020 quy định tại Phụ lục 04 có 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tra cứu thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Quý khách hàng có thể lựa chọn tra cứu thông qua công nghệ điện tử, điều này cho phép chúng ta thực hiện kiểm tra một cách nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn có thể tìm được những thông tin mong muốn.
Tra cứu tại các tổ chức cung cấp dịch vụ
Thực tế, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khá đa dạng, thậm chí là phức tạp đòi hỏi nhiều chuyên môn và kinh nghiệm. Thay vì tự mình tra cứu, Quý vị có thể ủy quyền cho các đơn vị cung cấp dịch vụ để được tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp hiệu quả.

Làm sao để có thể kinh doanh ngành nghề có điều kiện?

Điều kiện về giấy phép kinh doanh
Đây là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp có tính chất thông hành để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp. Theo quy định của Luật đầu tư , doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy tờ này.
Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Điều kiện về vốn pháp định
Chứng chỉ hành nghề
Điều kiện về văn bản xác nhận
Văn bản xác nhận về vốn mà doanh nghiệp phải có khi kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ( yêu cầu về vốn).
Một số điều kiện khác
Một số điều kiện khác mà doanh nghiệp phải đáp ứng thực hiện trong hoạt động đầu tư kinh doanh (không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức văn bản nào).

Các hình thức của quy định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Có nhiều hình thức được áp dụng đối với các điều kiện về kinh doanh của các ngành nghề trong danh mục ngành nghề kinh doanh dùng trong đăng ký kinh doanh. Cụ thể, các hình thức của quy định về ngành nghề được áp dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Giấy phép
Giấy chứng nhận
Chứng chỉ
Văn bản xác nhận, chấp thuận
Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh doanh phải đáp ứng để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm thay thế các xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.