Các hình thức chế tài thương mại áp dụng khi vi phạm hợp đồng?

28/11/2021
Các hình thức chế tài thương mại áp dụng khi vi phạm hợp đồng?
828
Views

Chào luật sư! Công ty của tôi và công ty Hạnh Phúc có ký kết hợp đồng với nhau. Theo đó; công ty Hạnh Phúc bán cho công ty của tôi 2 tạ chè Tân Cương; có đóng gói bao bì cẩn thận. Với số chè đó thì 1 tạ công ty của tôi đã ký kết bán cho 1 công ty khác; và 1 tạ chè còn lại thì phân phối trên thị trường. Tuy nhiên; đến lúc giao hàng thì vừa thiếu số lượng và vừa bao bì không đúng như cam kết. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về các hình thức chế tài thương mại áp dụng khi vi phạm hợp đồng? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Các hình thức chế tài thương mại áp dụng khi vi phạm hợp đồng như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật thương mại năm 2005

Nội dung tư vấn

Chế tài thương mại được hiểu là hình thức chế tài do cơ quan nhà nước hoặc bên có quyền lợi bị ảnh hưởng; sẽ áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại. Có 6 hình thức chế tài có thể áp dụng khi vi phạm thương mại xảy ra như sau:

Hình thức chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác; để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Hình thức này được quy định tại Điều 297 Luật thương mại; cụ thể:

Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng; thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá; cung ứng dịch vụ kém chất lượng; thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá; thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế; cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại; loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

Trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định trên; thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng; nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá; dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá; thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.

Bên bị vi phạm phải nhận hàng; nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ; nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định.

Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền; nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật thương mại.

Hình thức chế tài thương mại phạt vi phạm

Hình thức này được quy định tại Điều 300 và Điều 301 Luật thương mại:

Phạt vi phạm hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận; trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Trong đó; mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng; nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; trừ trường hợp phạt vi phạm; bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai; được quy định tại Điều 266 của Luật này.

Hình thức chế tài thương mại bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất; do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế; trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Có thiệt hại thực tế;
  • Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Hình thức chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng; thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng

  • Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

Hình thức chế tài thương mại đình chỉ hợp đồng

Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng

  • Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

Hình thức chế tài thương mại hủy bỏ hợp đồng

Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

  • Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
  • Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng

  • Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
  • Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; chế tài đầu tiên có thể áp dụng là buộc thực hiện đúng hợp đồng; (tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng được; ví dụ như vi phạm về mặt thời gian;…). Hình thức phạt vi phạm chỉ có thể áp dụng khi hợp đồng có sự thỏa thuận; (có thể thỏa thuận trước hoặc sau). Nếu có căn cứ như pháp luật quy định thì được áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại;…. Các hình thức tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng được thực hiện theo quy định của Luật thương mại.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm?

Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
– Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
– Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
– Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
– Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác?

Trừ trường hợp có thoả thuận khác; trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng; bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.
Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn; mà bên bị vi phạm ấn định; bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại?

Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm; thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; trừ trường hợp Luật thương mại có quy định khác.
Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm; thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại; trừ trường hợp Luật thương mại có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận