Các chỉ tiêu khám bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam

08/06/2023
635
Views

Chào Luật sư, Để có thể biết được các tiêu chí về bận nghề nghiệp tôi đã tìm hiểu trên internet tuy nhiên có rất nhiều thông tin không chính xác. Chính vì thế, Luật sư cho tôi hỏi các chỉ tiêu khám bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam như thế nào ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về các chỉ tiêu khám bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam

Để có thể phát hiện ra bệnh mình mắc phải có phải là bệnh nghề nghiệp hay không, thì bạn phải làm hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam, hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam như sau.

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp như sau:

– Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.

– Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:

+ Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;

+ Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời Điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;

– Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

Các chỉ tiêu khám bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam
Các chỉ tiêu khám bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam

Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam

Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam bạn có thể tham khảo tại Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT để biết được các thủ tục và quy trình để có thể phát hiện ra bệnh nghề nghiệp tạ Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp như sau:

– Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

+ Trước khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

+ Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa Điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động;

+ Thực hiện việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Sau khi tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 20 ngày làm việc, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả cho người sử dụng lao động hoặc người lao động các giấy tờ quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này.

– Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

+ Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;

+ Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh Mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;

+ Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;

+ Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);

+ Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 2 Điều này;

+ Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh Mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.

Các chỉ tiêu khám bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam

Các chỉ tiêu khám bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam nằm tại phụ lục 04 của Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chuẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.

TTên bệnhThời gian khám (tháng)Nội dung khám
Khám chuyên khoaCận lâm sàng
1.Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp12Hệ hô hấp, tuần hoàn– Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp.- Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần).
2.Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp12Hệ hô hấp, tuần hoàn– Chụp X quang phổi, đo chức năng hô hấp.- Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần)
3.Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp12Hệ hô hấp, tuần hoàn, tai mũi họng.– Đo chức năng hô hấp- Thử nghiệm lấy da- Máu: Công thức máu- Chụp X-quang phổi, nghiệm pháp dược động học, IgE, IgG máu (nếu cần).
4.Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp6Hệ hô hấp, tuần hoàn.– Đo chức năng hô hấp- Chụp X-quang phổi (nếu cần).
5.Bệnh hen phế quản nghề nghiệp12Hệ hô hấp, tuần hoàn– Đo chức năng hô hấp trước và sau ca làm việc- Thử nghiệm lấy da (nếu cần)
6.Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp12Hệ hô hấp, tuần hoàn– Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp.- Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần)
7.Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp12Hệ hô hấp, tuần hoàn– Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp.- Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần)
8.Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp6Hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, tâm thần, tai mũi họng, mắt, xương khớp, da, niêm mạc và hệ tạo máu.– Máu: định lượng chì máu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), công thức máu, hồng cầu hạt kiềm, huyết sắc tố,…- Nước tiểu: định lượng chì niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì hữu cơ), ∆ ALA niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), trụ niệu, hồng cầu.
9.Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng6Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, Tiết niệu, da, niêm mạc và hệ tạo máu.– Máu: Công thức máu, huyết sắc tố, tiểu cầu, thời gian máu đông, máu chảy- Nước tiểu: Albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu, axit t,t-muconic niệu hoặc phenol niệu (tiếp xúc benzen), O-crezon niệu hoặc axit hyppuric niệu (tiếp xúc toluen), axit metyl hyppuric niệu (tiếp xúc xylen).
10.Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp6Hệ thần kinh, tâm thần, tiêu hóa, Tiết niệu, mắt, da, niêm mạc và răng.– Máu: Công thức máu, thủy ngân máu (trường hợp nghi nhiễm độc cấp tính)- Nước tiểu: thủy ngân niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu.- Tủy đồ (nếu cần)
11.Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp6Hệ hô hấp, thần kinh, vận động, tiêu hóa.– Máu: Công thức máu,- Nước tiểu: mangan niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu.- Tủy đồ (nếu cần).
12.Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp6Hệ thần kinh, da và niêm mạc, hệ tiêu hóa, Tiết niệu, mắt…– Máu: Methemoglobin, công thức máu, huyết sắc tố, men gan,- Nước tiểu: Định tính trinitrotoluen (TNT) niệu, albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu.- Tủy đồ (nếu cần)
13.Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp6Hệ thần kinh, Tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da.– Máu: Công thức máu- Nước tiểu: Asen niệu, albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu.- Định lượng asen tóc
14.Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp6Hệ thần kinh, tâm thần, tuần hoàn, hô hấp.– Máu: Công thức máu.- Nước tiểu: Định lượng cotinin hoặc nicôtin niệu.
15.Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp6Hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, da– Máu: Công thức máu, định lượng men cholinesteraza hồng cầu hoặc huyết tương- Nước tiểu: albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu- Định lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong máu hoặc chất chuyển hóa trong nước tiểu (nếu cần).
16.Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp6Hệ thần kinh cơ, hệ tuần hoàn, tim mạch.– Máu: Định lượng HbCO- Đo điện tim- Siêu âm tim, mạch (nếu cần)
17.Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp6Hệ thần kinh, Tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, xương khớp.– Nước tiểu: Cadimi niệu, albumin, beta2-micro-globulin niệu, hồng cầu niệu, trụ niệu, canxi niệu.- Đo độ loãng xương, chụp X-quang xương- Chức năng gan, thận, X-quang tim phổi (nếu cần)
18.Bệnh phóng xạ nghề nghiệp6Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết.– Máu: Huyết đồ- Tủy đồ và/hoặc xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần)
19.Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn12Tai mũi họng– Đo thính lực đơn âm.- Chụp X-quang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não (nếu cần).
20.Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ12Hệ xương khớp, thần kinh và mao mạch ngoại vi.– Chụp X-quang khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai.- Nghiệm pháp lạnh.- Soi mao mạch, đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau (nếu cần).
21.Bệnh giảm áp nghề nghiệp12Hệ thần kinh, xương khớp, hô hấp, tuần hoàn, Tiết niệu, tai mũi họng.– Chụp X-quang xương, khớp- Đo thính lực đơn âm- Đo điện tim- Nước tiểu: Tìm albumin trụ niệu, hồng cầu- Máu: Công thức máu, định lượng canxi (nếu cần).
22.Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân12Cơ xương khớp, thần kinh, tiêu hóa, Tiết niệu– X-quang cột sống thắt lưng- Chụp CT scanner hoặc MRI cột sống thắt lưng, nội soi dạ dày (nếu cần)
23.Bệnh sạm da nghề nghiệp12Da, niêm mạc– Đo liều sinh học (biodose)- Nước tiểu: porphyrin niệu, melanogen niệu (nếu cần)
24.Bệnh viêm da và loét vách ngăn mũi nghề nghiệp do crôm12Da, tai mũi họng– Thử nghiệm áp bì (patch test)
25.Bệnh Leptospira nghề nghiệp6Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da– Phản ứng ngưng kết tan Martin -Pettit- Tìm xoắn khuẩn trong máu (nếu cần)
26.Bệnh nốt dầu nghề nghiệp12Da, niêm mạc.– Thử nghiệm lấy da (prick test).- Kỹ thuật xác định hạt dầu, hạt sừng.- Đo pH da- Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt (nếu cần)
27.Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài12Da, niêm mạc, móng– Đo pH da- Xét nghiệm nấm da, móng, vi khuẩn vùng da tổn thương (nếu cần)- Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt (nếu cần)
28.Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su12Da, hô hấp– Thử nghiệm lấy da- Thử nghiệp áp da- Định lượng nồng độ IgE, IgG máu (nếu cần)
29.Bệnh lao nghề nghiệp6Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da, Tiết niệu, xương khớp…– Chụp X-quang phổi.- Tìm AFB trong đờm, trong dịch sinh học, phản ứng Mantoux, tốc độ máu lắng- Chọc hạch, sinh thiết hạch, làm PCR (nếu cần)
30.Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp6Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc– Máu: HBsAg, AST, ALT, công thức máu.- Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật,…- Siêu âm gan, mật.
31.Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp6Da, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, Tiết niệu– Máu: Công thức máu, xét nghiệm HIV
32.Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp6Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc– Máu: Anti HCV, AST, ALT, công thức máu.- Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật,…- Siêu âm gan, mật.- HCV-RNA (nếu cần)
33.Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp12Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa– Chụp X-quang phổi, CT scaner, đo chức năng hô hấp.- Mô bệnh học, hóa mô miễn dịch- Siêu âm tim, ổ bụng (nếu cần)
34.Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp12Mắt, thần kinhSiêu âm mắt, đo nhãn áp

Quy định về việc chẩn đoán bệnh nghề nghiệp

Để có thể biết được quy trình hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp, mời bạn tham khảo Điều 10 Thông tư 28/2016/TT-BYT mà chúng tôi tổng hợp được gửi đến quý đọc giá tham khảo, nắm bắt thông tin.

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về việc hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp như sau:

– Hội chẩn được tiến hành đối với các trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnh rung chuyển nghề nghiệp và các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.

– Thành phần Hội đồng hội chẩn:
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh nghề nghiệp quyết định thành lập Hội đồng hội chẩn bệnh nghề nghiệp, gồm các thành phần sau:

+ 01 đại diện lãnh đạo cơ sở khám bệnh nghề nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng;

+ 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp;

+ 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp cần hội chẩn;

+ 01 Thư ký Hội đồng: Do Chủ tịch Hội đồng chỉ định;

+ Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc trưng cầu chuyên gia về lĩnh vực cần hội chẩn.

– Kết luận hội chẩn được hoàn chỉnh và ghi vào Biên bản hội chẩn bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn chỉnh Biên bản hội chẩn và Hồ sơ bệnh nghề nghiệp chuyển lên tuyến trên để có chẩn đoán xác định.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp

Điều 38.  Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5 % đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ LSX

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Các chỉ tiêu khám bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về chi phí hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp?

– Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
– Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.

Trách nhiệm của người lao động khi khám bệnh nghề nghiệp?

– Khai báo thông tin trung thực về tiền sử bệnh tật, tiếp xúc nghề nghiệp trong quá trình khám sức khỏe.
– Tham gia khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, các đợt khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám định kỳ bệnh nghề nghiệp (nếu mắc) do người sử dụng lao động tổ chức.
– Thực hiện đầy đủ các hướng dẫn, các chỉ định khám và Điều trị của bác sĩ sau mỗi lần khám.
– Lưu giữ hồ sơ quản lý sức khỏe trong các trường hợp thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ (Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, báo cáo từng trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, các giấy tờ liên quan đến khám, Điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) để làm cơ sở cho việc khám, chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp nếu mắc sau thời gian ngừng tiếp xúc; chuyển hồ sơ quản lý sức khỏe cho cơ quan mới trong trường hợp chuyển cơ quan công tác.

Nội dung khám bệnh nghề nghiệp?

– Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc thực hiện theo nội dung của mẫu Phiếu khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, bác sỹ Trưởng đoàn khám chỉ định khám chuyên khoa phù hợp với vị trí làm việc của người lao động.
– Căn cứ vị trí làm việc của người lao động và chỉ định khám chuyên khoa của Trưởng đoàn khám, người thực hiện khám chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng) phù hợp với vị trí làm việc của người lao động đó.
– Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây gọi tắt là Thông tư 14/2013/TT-BYT) thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám chuyên khoa theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Chưa phân loại

Comments are closed.