Các câu hỏi khi lấy lời khai

15/03/2022
Các câu hỏi khi lấy lời khai
2215
Views

Việc lấy lời khai là cách thức thu thập chứng cứ được Tòa án sử dụng phổ biến nhất trong quá trình giải quyết vụ án, giúp Tòa án nắm bắt một cách nhanh nhất nội dung vụ án. Do đó, lời khai được xem là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đồng thời cũng cần áp dụng đúng những nghiệp vụ chuyên môn để đạt hiệu quả cao nhất. Vậy các câu hỏi khi lấy lời khai được quy định cụ thể như thế nào? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các câu hỏi khi lấy lời khai

Trình tự, thủ tục lấy lời khai người làm chứng như sau:

Triệu tập người làm chứng: Việc triệu tập để lấy lời khai người làm chứng thực hiện theo quy định tại Điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó: Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, kiểm soát phải gửi giấy triệu tập. Nội dung giấy triệu tập phải ghi rõ họ tên, chỗ ở; hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng; hoặc không do trở ngại khách quan.

Tiến hành lấy lời khai: Kiểm sát viên có thể tiến hành lấy lời khai người làm chứng tại nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai. 

Lập biên bản lấy lời khai: Theo quy định tại các điều 187, 178, 133 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì khi lấy lời khai người làm chứng, kiểm soát viên phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.

Các câu hỏi khi lấy lời khai
Các câu hỏi khi lấy lời khai

Các câu hỏi thường gặp khi lấy lời khai

Lấy lời khai người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được quy định cụ thể với những nguyên tắc sau:

  • Một vụ án có thể có nhiều người cùng chứng kiến sự việc. Không phải tất cả những người chứng kiến sự việc đều cần triệu tập đến lấy lời khai.
  • Triệu tập người làm chứng căn cứ vào tình tiết của vụ án và hoạt động điều tra của Điều tra viên. Trong trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc; trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai. Bởi những người làm chứng có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến, lời khai của người làm chứng khác.
  • Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định. Việc này phải ghi vào biên bản.
  • Trong nhiều vụ án, người làm chứng có thể quen biết bị hại hoặc quen biết bị can. Do đó, điều luật quy định. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chửng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng.
  • Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến động cơ khai báo của người làm chứng. Khi lấy lời khai, Điều tra viên phải chú ý tới những yếu tố khách quan và chủ quan kìm hãm; hoặc thúc đẩy người làm chứng khai báo như tình trạng sức khỏe của người làm chứng khi chứng kiến sự việc phạm tội; khả năng nhận thức và trình độ hiểu biết của người làm chứng vê đối tượng. Người làm chứng có sợ bị trả thù hay không…
  • Khi lấy lời khai, Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày; hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án. Sau đó mới đặt câu hỏi.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Các câu hỏi khi lấy lời khai“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập cty; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người làm chứng bị đe dọa thì nên làm gì?

Trên thực tế, nhiều người làm chứng luôn có tâm lý sợ bị trả thù; sự an toàn của họ và người thân bị đe dọa. Các hình thức cưỡng bức người làm chứng; khiến người làm chứng khai gian dối; không dám khai báo… Do đó, pháp luật quy định khi người làm chứng bị đe dọa có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ họ.

Hỏi cung bị can là người không biết chữ như thế nào?

Người chứng kiến việc hỏi cung bị can không biết chữ có trách nhiệm xác nhận nội dung; kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này sẽ được ghi vào biên bản. Việc có người chứng kiến sẽ chứng kiến quá trình hỏi cung với bị can không biết chữ và có thể chức kiến được quá trình hỏi cung cũng như lời khai của bị can

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.