Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án là gì?

20/09/2022
Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án là gì?
572
Views

Chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tung thu thập, kiếm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm kết luận chính xác, khách quan về vụ án hình sự. Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án là gì? Tham khảo bài viết dưới đây của Luatsu247 để có câu trả lời về vấn đề này.

Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án

Theo khoản 1 Điều 88 BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

Điều 252 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án, theo đó, Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ bằng các hoạt động:

(1) Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp;

(2) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án;

(3) Xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa; (4) Xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án;

(5) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 của Bộ luật Tố tụng hình sự; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu định giá lại tài sản;

(6) Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được thì Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án.

Quy định mới này bảo đảm quyền độc lập của Tòa án, Hội đồng xét xử. Thay vì trước đây, Tòa án chỉ được yêu cầu mà không có quyền quyết định, nên không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và chủ trương của Đảng về kiểm soát quyền lực, không bảo đảm cho Tòa án thực hiện đầy đủ quyền tư pháp thì quy định hiện hành Tòa án hoàn toàn có thẩm quyền xác minh, thu thập hoặc bổ sung chứng cứ nếu thấy cần thiết không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 252 BLTTHS thì Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng hoạt động: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.

Điều 382, 383 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng mới chỉ dừng lại ở việc xử lý đối với hành vi từ chối cung cấp tài liệu, cung cấp tài liệu sai sự thật của người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa; còn các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác thì chưa có chế tài xử lý trong trường hợp không cung cấp hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật.

Tòa án thu thập chứng cứ như thế nào?

Điều 252 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng các hoạt động:  1. Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; 2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án; 3. Xem xét tại chỗ các vật chứng không thể đưa đến phiên tòa; 4. Xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án; 5. Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, cần định giá tài sản quy định tại Điều 206 và Điều 215 của Bộ luật này; trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại; yêu cầu định giá lại tài sản; 6. Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được thì Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án”.
Như vậy, theo quy định của luật, việc Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ được quy định cụ thể tại Điều 252 BLTTHS năm 2015. Theo đó, để xác định sự thật khách quan của vụ án, Tòa án thực hiện một trong các hoạt động xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ quy định tại Điều này; trong đó có quy định trường hợp Tòa án đã yêu cầu Viên kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được, nếu Tòa án xét thấy cần thiết thì có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án. Đây là quy định bảo đảm quyền độc lập của Tòa án nói chung và Hội đồng xét xử nói riêng, Tòa án hoàn toàn có thẩm quyền xác minh, thu thập hoặc bổ sung chứng cứ nếu thấy cần thiết không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát.

Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án là gì?
Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án là gì?


Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án trên thực tế hiện nay còn tồn tại hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: Tòa án tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ là độc lập không phụ thuộc vào việc Tòa án đã trả hồ sơ cho Viện kiểm sát hay chưa, theo đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều bình đẳng trong việc thu thập chứng cứ, việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm làm sáng tỏ nội dung vụ án.
Quan điểm thứ hai: Tòa án chỉ được tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ khi đã trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được hoặc không thực hiện. Như vậy điều kiện tiên quyết trước khi tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ là Tòa án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung và Viện kiểm sát không bổ sung được chứng cứ mà Tòa án yêu cầu thì Tòa án mới được quyền tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ.
Nghiên cứu các quy định của BLTTHS nhận thấy, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 252 BLTTHS được cụ thể hóa tại Điều 253 (Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án), Điều 284 (Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ), khoản 1 Điều 312 (Xem xét vật chứng), Điều 314 (Xem xét tại chỗ), khoản 4 Điều 316 (Hỏi người giám định, người định giá tài sản). Tại đoạn 4, khoản 3 của Điều 280 quy định: “Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Toà án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Toà án tiến hành xét xử vụ án”. Theo tác giả, quy định tại khoản 6 Điều 252 BLTTHS cần được hiểu Tòa án chỉ tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ khi đã trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung nhưng Viện kiểm sát không bổ sung được hoặc không thực hiện, bởi vì khoản 1 Điều 102 Hiến pháp đã quy định rõ Toà án nhân dân là cơ quan xét xử. Do đó, nếu hiểu như quan điểm thứ nhất cho Toà án chức năng điều tra (thu thập chứng cứ) là không phù hợp với chức năng xét xử của Tòa án. Mặt khác, quá trình thu thập bổ sung chứng cứ đã được Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật, nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố mà Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không bổ sung được thì Tòa án cũng rất khó có thể thực hiện được đầy đủ trừ một vài trường hợp như Tòa án cấp trên yêu cầu Tòa án cấp dưới xác minh làm rõ thêm các chứng cứ có trong hồ sơ khi xem xét lại bản án của Tòa án cấp dưới. Đồng thời, việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ của Tòa án trong một số trường hợp còn phát sinh chi phí tố tụng, làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ chung của Tòa án.
Do đó, cơ quan có thẩm quyền cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về phân cấp trách nhiệm, vai trò của Tòa án và Viện kiểm sát trong hoạt động này không sẽ dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm khi cho rằng Tòa án có quyền bổ sung, thu thập chứng cứ nên Viện kiểm sát không thực hiện việc điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án là gì?. Nếu Quý khách có thắc mắc về vấn đề: ly hôn nhanh mất bao nhiêu tiền; thành lập mới; giải thể công ty;  …mời Quý Khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102 để được giải đáp.

Thông tin liên hệ khác:

Câu hỏi thường gặp

Ai phải làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội?

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Những chứng cứ nào phải trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa?

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Những ai có nhiệm vụ, quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm?

Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có nhiệm vụ, quyền thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, bao gồm:
a) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;
b) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;
c) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;
d) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;
đ) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.