Những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, theo đó mà tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu vực dân cư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh được hình thành, việc này dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy nổ cao. Mặc dù đã có những biện pháp, các cấp ban ngành chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn còn tồn tại một số đơn vị, cá nhân chủ quan trong công tác phòng chống cháy nổ này, dẫn đến nhiều vụ cháy nổ hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn đến người và của xảy ra. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về các biện pháp PCCC tại cơ sở kinh doanh hiện nay tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
…
2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
…
Theo đó, nếu kho hàng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên.
Nếu kho hàng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV thì phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại khoản 2 Điều 5 nêu trên.
Các biện pháp PCCC tại cơ sở kinh doanh hiện nay
1. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy;
2. Người đứng đầu cơ sở có tính đặc thù về PCCC như: Đặc khu Kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy nổ; cơ sở là các công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và các công trình khai thác khoáng sản khác; cơ sở sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện; cơ sở là chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho tàng; cơ sở là cảng, nhà ga, bến xe; cơ sở lả trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ thì phải thực hiện các biện pháp đặc thù về PCCC phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy nổ của từng loại cơ sở.
3. Tại cơ sở sản xuất kinh doanh phải có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực kinh doanh sản suất.
5. Không được lưu trữ quá nhiều hàng hoá trong kho, hàng hóa phải được sắp xếp theo từng dãy để tạo khoảng trống chống cháy lan.
6. Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện, lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, cầu chì cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.
7. Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc; Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn
8. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
9. Thành lập đội PCCC cơ sở và phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn, có phân công thường trực canh gác
10. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.
11. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.
12. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo ngay cho Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc báo cho Chính quyền, Công an nơi gần nhất đồng thời tìm mọi cách dập cháy, tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án chữa cháy đã đề ra.
Quy định về tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở do không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tạm đình chỉ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ;
b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy;
c) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không thực hiện.
2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.
3. Trường hợp bị tạm đình chỉ thì chỉ được hoạt động trở lại khi nguy cơ phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc những vi phạm đã được khắc phục và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cho phép.
…
Theo đó, khi cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 29 nêu trên thì sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động.
Nếu đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động mà cơ sở này không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.
Cơ sở chỉ được hoạt động trở lại khi nguy cơ phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc những vi phạm đã được khắc phục và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cho phép.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định về sao chụp hồ sơ vụ án dân sự như thế nào?
- Vi phạm hình sự về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là gì?
- Mọi hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ được xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các biện pháp PCCC tại cơ sở kinh doanh năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên hiện nay… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép phòng cháy chữa cháy (hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy) là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Thời hạn sử dụng của Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy có thời hạn sử dụng là 2 năm kể từ ngày cấp, còn đối với nội dung huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có thời hạn sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC (Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy) bao gồm: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.