Mạng xã hội Việt Nam được đánh giá không tốt trên các diễn đàn quốc tế về văn hóa ứng xử. Điều này thể hiện rất rõ trong các cuộc “phím chiến” của người dùng mạng xã hội. Đặc biệt trong vấn đề bình phẩm, kì thị cơ thể của người khác một cách gay gắt đến quá đáng. Vậy bodyshaming người khác có vi phạm pháp luật không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015;
Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Bodyshaming là gì?
Bodyshaming là từ mượn tiếng Anh. Body shaming được hiểu là việc người nào đó dùng những lời nói mang nghĩa “miệt thị”; chê bai ngoại hình của người khác, mang nhứng khuyết điểm ngoại hình của họ ra chế giễu; thậm chí những lời lẽ cay nghiệt đi quá giới hạn còn trở thành sự xúc phạm người khác.
Những lời nói này không hề mang nghĩa tích cực, khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc cao hơn là bị tổn thương tinh thần. Body shaming có thể là những câu nói đơn giản như “gầy như nghiện” hay “mập như heo”; nhưng vẫn khiến người nghe không hài lòng. Việc chế giễu ngoại hình có thể do người khác; hoặc cho chính bạn tự ti về bản thân dẫn tới sự ám ảnh trong cuộc sống.
Bodyshaming người khác có vi phạm pháp luật không?
Bodyshaming là vấn đề muôn thuở. Trước đây, khi xã hội còn khắt khe, cộng hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ; phụ nữ có xu hướng bị bodyshaming nhiều hơn nam giới. Tuy ngày nay, xã hội đã “thoáng” hơn với phụ nữ nhờ các phong trào về quyền con người; nhưng sự xuất hiện của nữ quyền độc hại lại dẫn đến hệ lụy bodyshaming diễn ra nhiều hơn với kể cả nam giới. Bởi vậy, thời nay, vấn nạn này trở nên nhức nhối trong toàn xã hội, không kể giới tính, sắc tộc.
Pháp luật Việt Nam không có điều luật chi tiết hóa về bodyshaming; tuy nhiên, hậu quả của bodyshaming ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý người bị tổn thương, đồng thời, hành vi này cũng có dấu hiệu của việc xúc phạm danh dự, thậm chí làm nhục người khác. Vì vậy, bodyshaming vẫn là hành vi vi phạm pháp luật; và có thể bị xử lý theo các chế tài tùy mức độ hành vi.
Xử lý hành chính
Căn cứ điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Như vậy, mức phạt hành chính cao nhất đối với hành vi bodyshaming người khác là 300.000 đồng.
Xử lý hình sự
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cũng có quy định về hành vi làm nhục người khác như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 30% đến 61%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Có thể thấy, mức phạt hình sự cao hơn nhiều so với mức phạt hành chính. Người nào có hành vi làm nhục người khác bằng lời nói có thể bị phạt tiền lên tới 30.000.000 đồng (gấp 100 lần mức phạt hành chính); thậm chí là bị phạt tù tới 05 năm.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người có hành vi bodyshaming người khác cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị chê. Cụ thể, các mức bồi thường gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
Hành vi bodyshaming người khác có thể thuộc các hình thức sau:
– Trực tiếp: là người nói nói thẳng có mặt cả người nghe ở đó, chê một cách trực tiếp.
– Gián tiếp: là người nói có thể bình luận về hình ảnh trên mạng xã hội hay viết thư gửi người cần nói.
Khi bị bodyshaming, người bị hại thường bị tổn thương tâm lý rất nặng nè. Để vượt qua điều đó, bạn cần:
– Hiểu rằng không ai là hoàn hảo;
– Không im lặng mà thể hiện rõ thái độ không thích của bọn khi bị bodyshaming một cách thẳng thắn và khéo léo;
– Nhờ sự can thiệp của pháp luật nếu cần.