Bố trí nơi tạm giam cho phụ nữ mang thai như thế nào?

07/07/2022
Bố trí nơi tạm giam cho phụ nữ mang thai như thế nào?
495
Views

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Quốc An, hiện là một người làm nghề tự do, không có tìm hiểu và hiểu biết nhiều về pháp luật. Tôi xin được chia sẻ vấn đề của tôi như sau: Chị gái tôi có thai nhưng bị khởi tố về tội buôn ma túy. Sau khi bị khởi tố và được cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm di chuyển khỏi nơi cư trú thì chị tôi tiếp tục phạm tội. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi liệu sau khi bị tạm giam thì cách bố trí nơi tạm giam cho phụ nữ mang thai như thế nào? Liệu có được đãi ngộ gì không? Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Tạm giam là gì?

Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi.

Khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại …

Đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, ảnh hưởng đến quyền tự do thân thể của công dân.

Các trường hợp bị tạm giam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1,2,3 Điều 119 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

(a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

(b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

(c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

(d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

(đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Các trường hợp không được áp dụng biện pháp tạm giam

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 119 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định như sau:

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b) Tiếp tục phạm tội;

c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Phụ nữ mang thai có bị tạm giam không?

Căn cứ theo BLTTHS 2015, phụ nữ mang thai có nơi cư trú rõ ràng không áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Trừ trường hợp tiếp tục vi phạm 04 trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 119 BLTTHS 2015.

Có thể thấy trong một số trường hợp đặc biệt biện pháp tạm giam vẫn được áp dụng đối với phụ nữ mang thai. Áp dụng biện pháp tạm giam với bị can, bị cáo là phụ nữ mang thai nhằm ngăn ngừa, tránh tình trạng lách luật của bị can, bị cáo dựa vào sự nhân đạo của pháp luật.

Bố trí nơi tạm giam cho phụ nữ mang thai quy định như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 35 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định như sau:

Người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe;

Nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh.

UBND cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký, cấp giấy khai sinh.

Được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 mét vuông (m2).

Bố trí nơi tạm giam cho phụ nữ mang thai như thế nào?
Bố trí nơi tạm giam cho phụ nữ mang thai như thế nào?

Thời hạn bị tạm giam quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 173 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định như sau:

Thời hạn tạm giam bị can để điều tra

Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;

Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Quy định về việc gia hạn tạm giam

Tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

Tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

Tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể gia hạn tạm giam 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bố trí nơi tạm giam cho phụ nữ mang thai như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Phụ nữ mang thai có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?

Có. Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 67 BLHS năm 2015 quy định: “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;”.

Có phải người có quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam thì cũng có quyền
quyết định áp dụng các biện pháp thay thế tạm giam không?

Không phải. Căn cứ Khoản 1 Điều 278 BLTTHS 2015 quy định “Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.”.

Lệnh tạm giam của cơ quan có thẩm quyền có phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi
thi hành không?

Có. Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;”

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.