Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh?

12/12/2022
Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh
422
Views

Xin chào Luật sư 247, em mới tốt nghiệp chuyên ngành kế toán chưa lâu, mới đây mới trúng tuyển vào vị trí kế toán của một công ty xuất nhập khẩu giày da tại Bình Dương. Vì mới ra trường nên lương của em còn thấp, lại còn phải nuôi bố mẹ già. Nghe nói hiện nay có chế độ giảm trừ gia cảnh nếu nhà có bố mẹ già. Vậy bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được thì được giảm trừ gia cảnh? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC

Giảm trừ gia cảnh là gì?

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với các thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định pháp luật của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Trước hết cần hiểu cơ bản về định nghĩa giảm trừ gia cảnh là gì. Giảm trừ gia cảnh được định nghĩa trong tinh thần của Luật thuế thu nhập cá nhân. Nhằm vào những người có thu nhập cao đến một ngưỡng nhất định so với mặt bằng chung của xã hội, Nhà nước đã quy định gia cảnh khi thuộc một số trường hợp nhất định.

Giảm trừ gia cảnh sẽ áp dụng giảm trừ cho hai đối tượng:

– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người chịu thuế thu nhập cá nhân;

– Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc vào người nộp thuế…

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh gồm những ai?

Theo quy định của pháp luật người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh bao gồm những đối tượng sau:

– Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú của vợ hoặc chồng;… phụ thuộc vào các trường hợp cụ thể:

  • Con dưới 18 tuổi tính đủ tháng;
  • Con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động;
  • Con đang theo học tại nước ngoài hoặc Việt Nam tại các bậc đại học, cao đẳng,… không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân tháng trong năm có các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

– Vợ hoặc chồng của người nộp thuế thu nhập cá nhân; đáp ứng các điều kiện theo quy định;

– Cha đẻ, mẹ đẻ; mẹ vợ, cha vợ; cha chồng, mẹ chồng; cha dượng; mẹ kế; cha nuôi; mẹ nuôi hợp pháp;

– Các cá nhân không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng như: anh ruột, chị ruột, ông nội, bà nội, bà ngoại,…

– Và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Mức giảm trừ gia cảnh theo quy định hiện nay?

Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh
Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh

Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 thì bắt đầu từ ngày 01/07/2020 sẽ có sự điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, cụ thể như sau:

– Trước ngày 01/07/2020 thì mức giảm trừ được xác định là:

  • Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 09 triệu đồng/tháng hoặc 108 triệu đồng/năm.
  • Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

– Từ ngày 01/07/2020 mức điều chỉnh giảm trừ gia cảnh, cụ thể như sau:

  • Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng hoặc 132 triệu đồng/năm.
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Khi kê khai thuế và tạm nộp thuế thu nhập cá nhân từ tháng 7 năm 2020 hoặc từ quý 3 năm 2020 thì áp dụng mức giảm trừ mới như trên.

Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:

Các khoản giảm trừ

d) Người phụ thuộc bao gồm:

d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.

đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.”
Ngoài ra, người ngoài độ tuổi lao động được quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  1. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
    Theo đó, tuổi nghỉ hưu (ngoài độ tuổi lao động) năm 2022 đối với lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam.

Như vậy, sẽ chia thành 2 trường hợp như sau:

  • Đối với bố mẹ trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
  • Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
  • Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
  • Đối với bố mẹ ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc là bố mẹ

Theo hương dẫn tại Công văn 52118/CT-TTHT ngày 28/10/2022 thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo hướng dẫn tại tiết g.3 điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cụ thể:

  • Bản chụp Chứng minh nhân dân.
  • Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Bên cạnh đó, Công văn 52118/CT-TTHT còn đề cập thêm hồ sơ đăng ký không có quy định phải lập bản kê khai về người trực tiếp nuôi dưỡng (mẫu 07/XN-NPT-TNCN tại Thông tư 80/2021/TT-BTC ). Người nộp thuế phải cam kết và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin người phụ thuộc.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới kế toán giải thể công ty thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Cha mẹ có lương hưu có được giảm trừ gia cảnh?

heo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:
Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Có thể thấy, tất cả nguồn thu nhập ở đây được hiểu là bao gồm cả lương hưu, các khoản thu nhập khác. Nếu như tất cả nguồn thu ấy không quá 1 triệu đồng/tháng thì cha mẹ nhận lương hưu vẫn được giảm trừ gia cảnh.

Xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh?

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Để xác định người phụ thuộc nhằm xét giảm trừ gia cảnh được hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
– Người phụ thuộc là con của người nộp thuế
– Người phụ thuộc khác của người nộp thuế

Điều kiện để được tính là người phụ thuộc?

Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại mục 2.2 phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
Trong đó, người khuyết tật, không có khả năng lao động là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.