Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Bộ máy nhà nước càng phức tạp là do chức năng của nhà nước càng phong phú và đa dạng. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Bộ máy nhà nước Việt Nam 2020 qua bài viết sau đây
Bộ máy nhà nước Việt Nam 2020
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Mỗi nhà nước đều có cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước riêng gồm nhiều cơ quan thực hiện chức năng; nhiệm vụ khác nhau.
Cơ cấu bộ máy nhà nước việt nam 2020
Bộ máy nhà nước Việt Nam là bộ máy của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nên việc thực hiện hoạt động phải tuân theo quy định của pháp luật. Bộ máy nhà nước năm 2020 gồm các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương như sau:
1/ Quốc hội
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Đứng đầu quốc hội là Chủ tịch quốc hôi; cạnh đó còn có các cơ quan giúp việc cho quốc hội.
2/ Chủ tịch nước
Điều 86 Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.”
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Như vậy có thể thấy đứng đầu nhà nước là chủ tịch nước; người có nhiệm vụ thay mặt nước Việt Nam trong công tác đối nội và tham gia ngoại giao với các nước trên thế giới.
3/ Chính phủ
Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.”
Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng chính phủ do quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội dựa theo nguyên tắc bỏ phiếu kín.
4/ Toà án nhân dân tối cao
Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Đứng đầu toà án nhân dân tối cao là chánh án toà án nhân dân tối cao.
5/ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.”
NGười đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.
6/ Tổ chức bộ máy cấp địa phương
Về nhánh lập pháp có hội đồng nhân dân các cấp. Đứng đầu là Chủ tịch HĐND các cấp.
Về nhánh hành pháp có cơ quan Uỷ ban nhân dân các cấp. Đứng đầu là chủ tịch UBND các cấp.
Về nhánh Tư pháp có Toà án nhân dân cấp huyện, tỉnh. Đứng đầu cơ quan là chánh án toà án. Bên cạnh đó còn có Toà án quân sự và toà án cấp cao.
Về Hoạt động kiểm sát có Viện kiểm sát cấp tỉnh, huyện. Đứng đầu từng cơ quan là viện trưởng viện kiểm sát được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Danh sách bộ máy nhà nước việt nam 2020
Dưới đây là cơ cấu danh dách bộ máy nhà nước Việt Nam 2020:
Lưu ý: Chính phủ hiện nay có 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ và 8 đơn vị trực thuộc
- Các Bộ:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ Y tế
- Bộ Tư pháp
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Bộ Công Thương
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Bộ Giao thông vận tải
- Bộ Xây dựng
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Ngoại giao
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Công an
- Bộ Khoa học và Công nghệ
- Bộ Tài chính
- Bộ Nội vụ
- Bộ Quốc phòng
- Các Cơ quan ngang Bộ
- Văn phòng Chính phủ
- Thanh tra Chính phủ
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Ủy ban Dân tộc
Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (hay còn gọi là nguyên tắc chủ quyền nhân dân)
- Nguyên tắc quyền lực thống nhất.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ- nguyên tắc tổ chức cơ bản của các Đảng Cộng sản trên thế giới.
- Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
- Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Mời bạn xem thêm:
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế hay không?
- Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không, thủ tục thế nào?
- Hướng dẫn giải thể doanh nghiệp qua mạng nhanh và mới nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bộ máy nhà nước Việt Nam 2020“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, mã số thuế cá nhân…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Mỗi nhà nước đều có cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước riêng gồm nhiều cơ quan thực hiện chức năng; nhiệm vụ khác nhau.
Điều 86 Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.”
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Như vậy có thể thấy đứng đầu nhà nước là chủ tịch nước; người có nhiệm vụ thay mặt nước Việt Nam trong công tác đối nội và tham gia ngoại giao với các nước trên thế giới.