Bitcoin có được pháp luật thừa nhận hay không?

01/11/2021
Bitcoin có được pháp luật thừa nhận hay không?
951
Views

Ở Việt Nam, hoạt động của thị trường tiền ảo thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, thu hút nhiều cá nhân tham gia mua bán, đầu tư, nổi bật nhất là bitcoin. Các giao dịch chủ yếu là mua bán Bitcoin trên sàn giao dịch tiền ảo nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên cho đến hiện nay Bitcoin vẫn không được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Vậy lý do gì tiền ảo chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận? Bài viết dưới đây Luật Sư 247 sẽ cung cấp thêm cho bạn về vấn đề này.

Bitcoin là gì?

Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng nhằm mục đích trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ.

Thời gian gần đây, Bitcoin đã tăng mạnh trở lại và ngày càng thu hút các nhà đầu tư muốn dựa vào đồng tiền này để kiếm lời. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước nhiều lần cảnh báo việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề xem Bitcoin như một loại hàng hóa, một đối tượng để trao đổi mua bán. Vấn đề hợp pháp hóa tiền ảo vẫn là một câu hỏi chưa có hồi đáp.

Bitcoin mang lại những lợi ích gì?

Với những thuộc tính của tiền ảo. Trong một chừng mực nhất định bitcoin cũng mang lại những lợi ích nhất định như sau:

Thứ nhất, sử dụng Bitcoin thuận tiện trong giao dịch. Vì lưu thông Bitcoin không phải qua bất kỳ một khâu hay mắt xích trung gian nào. Sử dụng Bitcoin không có giới hạn, không phụ thuộc về không gian và thời gian khi lưu thông loại tiền ảo này. 

Thứ hai, sử dụng tiền ảo được an toàn và bảo mật. Thông qua giao dịch tiền ảo – Bitcoin đều được thực hiện và hoàn thành mà không cần bất kỳ thông tin nào về cá nhân, danh tính của người giao dịch được bảo mật. 

Thứ ba, không thể bị làm giả, vì Bitcoin không thể hiện dưới dạng vật chất.

Thứ tư, chi phí giao dịch thấp. Vì không thông qua bất kỳ một khâu trung gian nào, chủ thể giao dịch chỉ phải thanh toán lệ phí xử lý giao dịch với khoản chi nhỏ.

Thứ năm, không gây ô nhiễm môi trường. Việc giao dịch được thông qua mạng Internet, hệ thống máy tính xử lý dữ liệu của tiền ảo, cho nên chi phí điện năng thấp. 

Những mặt hạn chế của Bitcoin

Bên cạnh những lợi ích của Bitcoin được nêu trên. Cũng tồn tại những rủi ro khi đầu tư tiền ảo. Bạn có thể trở thành nạn nhân của tội rửa tiền bất cứ lúc nào. Do đó mà tiền ảo không được công nhận ở nhiều quốc gia:

Thứ nhất, do có việc sử dụng tiền tệ, vàng, bạc là những “vật nhìn thấy, xác định được về cơ học”, cho nên tiền ảo chưa ăn sâu vào tiềm thức của chủ thể trong xã hội, nhiều chủ thể còn chưa có kiến thức về việc sử dụng tiền ảo cho nên không có ý định sử dụng nó trong giao dịch.

Thứ hai, sử dụng tiền ảo tương đối phức tạp, vì phải thông qua thiết bị kỹ thuật máy tính, vì vậy không phải bất kỳ chủ thể nào cũng thành thạo sử dụng máy tính để thực hiện các giao dịch tiền ảo. 

Thứ ba, do thuộc tính ẩn danh khi giao dịch tiền ảo, cho nên nguy cơ bị lạm dụng, tội phạm có thể sử dụng để gây thiệt hại cho chủ thể sở hữu, có thể bị ăn cắp, bị lạm dụng để rửa tiền.   

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Bitcoin có được pháp luật thừa nhận hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đầu tư Bitcoin như thế nào?

Có nhiều cách để có thể mua hoặc bán Bitcoin. Theo đó, bạn có thể đặt lệnh mua/bán Bitcoin trên sàn giao dịch trực tuyến; hoặc trực tiếp thông qua người môi giới. Thậm chí tại các máy Bitcoin ATM.

Những quốc gia nào có thể chấp nhận Bitcoin?

Quốc hội El Salvador ngày 9.6 thông qua luật công nhận tính hợp pháp của Bitcoin. Khiến nước này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức chấp nhận đồng tiền kỹ thuật số này.

Tiền ảo có được phép đưa vào trong giao dịch dân sự không?

“Tiền ảo” là đối tượng của quyền. Quan điểm trên nhận định chứ bản thân “tiền ảo” không phải là quyền.
Khi bị chiếm đoạt, chủ thể bị xâm phạm mong muốn đòi lại số tiền ảo đó.
Vì vậy, tiền ảo hiện nay không phải là một loại tài sản được công nhận. Trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản quy định; hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận