Biện pháp ký cược bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

26/12/2021
Biện pháp ký cược bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
1093
Views

Biện pháp ký cược là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong chín biện pháp theo Bộ luật Dân sự quy định; ký cược được xem là biện pháp dành riêng cho loại hợp đồng thuê tài sản. Thông thường các cửa hàng cho thuê tài sản; khi cho khách thuê họ sẽ yêu cầu đặt lại tài sản tương ứng. Nhằm bảo đảm khách sẽ quay lại để trả tài sản.

Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có thuê xe ô tô ở cửa hàng khá lớn. Họ yêu cầu tôi để lại xe máy của mình và thêm khoản tiền. Thời hạn cho thuê theo hợp đồng là 10 ngày. Tuy nhiên vì lý do cá nhân tôi không thể trả xe kịp. Đến ngày thứ 15 tôi đến họ bảo đã bán xe máy của tôi và không trả lại tiền. Chủ quán giải thích do tôi vi phạm thời gian trả xe. Việc họ lấy tiền cược và tự ý bán xe có hợp pháp không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc vấn đề của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Biện pháp ký cược là gì?

Khái niệm về biện pháp bảo đảm ký cược được quy định tại Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015. “Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.”

Ký cược được xem là nghĩa vụ phụ của hợp đồng thuê tài sản. Trong đó, hợp đồng thuê tài sản mục đích cho thuê và nhận giá trị tiền thuê là nghĩa vụ chính. Bên thuê cược tiền, kim khí quý, vật có giá trị nhằm bảo đảm nghĩa vụ giữ gìn và trả lại tài sản.

Mức giá trị tài sản bảo đảm sẽ tùy theo thỏa thuận các bên. Tuy nhiên phạm vi không vượt quá nghĩa vụ chính. Ví dụ: Khi cược để thuê xe máy, ô tô; khách cược tiền hoặc tài sản có giá trị thấp hơn hoặc bằng tài sản mình thuê.

Quy định pháp luật về biện pháp ký cược

Hình thức, chủ thể của ký cược

Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về hình thức đối với ký cược. Các bên có thể lựa chọn hình thức theo thỏa thuận của nhau. Có thể thỏa thuận miệng hoặc lập thành văn bản. Tuy nhiên, tốt nhất nên xác lập bằng văn bản ghi nhận cụ thể. Văn bản ghi rõ tài sản bảo đảm nào; nghĩa vụ bao gồm những gì; phương thức xử lý tài sản khi vi phạm nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận ký cược ngay trong hợp đồng thuê tài sản.

Chủ thể ở đây là bên ký cược và bên nhận ký cược. Bên ký cược là bên thuê tài sản; và giao tài sản bảo đảm của mình cho bên kia. Tài sản ký cược là thứ thuộc quyền sở hữu của bên ký cược. Nó được phép chuyển giao theo pháp luật quy định. Ngoài ra không được ký cược tài sản là bất động sản và tài sản hình thành trong tương lai. Phải là vật có thể giao cho bên nhận ký cược chiếm giữ.

Nội dung và mục đích của biện pháp ký cược

Nội dung quy định ký cược căn cứ theo khoản 2 Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Mục đích của biện pháp ký cược là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản đã thuê. Khi đã hoàn thành nghĩa vụ trả lại; bên thuê có quyền đòi lại tài sản bảo đảm. Nếu không trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền giữ lại tài sản bảo đảm đã ký cược.

Ngoài ra, trường hợp tài sản thuê bị hư hỏng; bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường hoặc trừ vào giá trị tài sản đã ký cược. Như vậy, thực tế tài sản ký cược không chỉ bảo đảm việc trả lại tài sản thuê; mà còn cả nghĩa vụ gìn giữ cẩn thận tài sản đã thuê trong thời gian sử dụng.

Xử lý tài sản ký cược như thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận. Trường hợp trước đó không có thỏa thuận; hoặc chủ sở hữu không đồng ý. Tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Thực tế, các bên thường thỏa thuận về hợp đồng bảo đảm sẽ xác định rõ phương thức xử lý tài sản. Tuy nhiên, đối với tài sản đặc biệt, phải đăng ký chủ sở hữu. Nếu bên chủ tài sản tức bên có nghĩa vụ đã vi phạm; và không có thiện chí hợp tác thì khá khó khăn trong xử lý tài sản. Ví dụ như: thế chấp nhà đất; cầm cố xe máy ô tô.

Các phương thức xử lý bao gồm:

  • Bán tài sản
  • Nhận tài sản. Phương thức này tức bên bị vi phạm nghĩa vụ sẽ có quyền giữ tài sản và sử dụng. Họ có quyền xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm.
  • Nhận tiền hoặc tài sản khác của bên thứ ba. Trường hợp người khác thay mặt thực hiện nghĩa vụ.
  • Bán đấu giá.

Việc xử lý tài sản phải được thông báo bằng văn bản; gửi đầy đủ đến tất cả các bên. Trong văn bản ghi rõ loại tài sản; lý do xử lý; phương thức xử lý; Thời gian và địa điểm thực hiện xử lý tài sản.

Thông tin liên hệ

Phân tích trong “Biện pháp ký cược bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”; mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng hãy đăng ký dịch vụ luật sư của chúng tôi để nhận được tư vấn chuyên nghiệp giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Tài sản thuê bị hư hỏng thì bên cho thuê có quyền lấy tài sản bảo đảm?

Căn cứ khoản 2 Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015. Biện pháp bảo đảm ký cược nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản. Pháp luật không có quy định về nghĩa vụ bảo đảm không hư hỏng. Tuy nhiên nếu trong hợp đồng thuê có điều khoản về bồi thương; hoặc khi ký cược có thỏa thuận này thì các bên có quyền thực hiên theo đó.

Tài sản ký cược là giấy tờ cá nhân như căn cước công dân có được không?

Một số cửa hàng cho thuê thường có thói quen yêu cầu khách cược lại giấy tờ của mình. Ví dụ như căn cước công dân/chứng minh nhân dân; giấy phép lái xe,.. Tuy nhiên, việc cược giấy tờ này là không đúng với quy định pháp luật. Đây không được coi là giấy tờ có giá và sẽ gặp vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm đã ký cược.

Bên nhận ký cược tự xử lý tài sản mà không thông báo cho bên kia có được không?

Quy trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật yêu cầu khi xử lý tài sản phải thông báo. Cần lập thành văn bản thông báo ghi đầy đủ thông tin và gửi tới các bên. Do đó, việc im lặng và tự xử lý tài sản là chưa đúng luật. Trường hợp dù cố sử dụng các cách mà không thể liên lạc được thì sau thời gian hợp lý căn cứ thỏa thuận trước đó tiến hành xử lý tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.