Biện pháp khẩn cấp tạm thời

13/12/2021
biện pháp khẩn cấp tạm thời
712
Views

Trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự; đôi khi Tòa án phải quyết định áp dụng một; hoặc một số biện pháp cần thiết để giải quyết nhu cầu cấp bách cho đương sự; bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm thi hành án. Để hiểu rõ hơn vấn đề này; hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết: “Biện pháp khẩn cấp tạm thời”.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tòa án quyết định áp dụng; trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự; bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm thi hành án.

Biện pháp này vừa mang tính khẩn cấp vừa mang tính tạm thời. Tính khẩn cấp của biện pháp này thể hiện ở chỗ; tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay; và quyết định này được thực hiện ngay sau khi được tòa án quyết định áp dụng; nếu không sẽ mất hết ý nghĩa, tác dụng.

Để bảo đảm việc áp dụng biện pháp này được đúng đắn; pháp luật tố tụng dân sự quy định rất chặt chẽ trình tự, thủ tục và điều kiện quyết định áp dụng.

Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc áp dụng biện pháp này mang nhiều ý nghĩa; không những đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa; mà cả đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Điển hình là một số ý nghĩa sau:

  • Tạm thời giải quyết các yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án.
  • Bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được. Bảo vệ chứng cứ, ngăn chặn những hành vi hủy hoại bằng chứng làm sai lệch nội dung vụ việc.
  • Kịp thời khắc phục những hậu quả, thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra; đảm bảo việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Trong điều kiện xã hội hiện nay, biện pháp này trở thành công cụ pháp lý vững chắc để các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, lao động.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người bị yêu cầu cấp dưỡng phải ứng trước một khoản tiền nhất định để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; để bảo đảm cho người được cấp dưỡng giải quyết được những khó khăn trước mắt của họ. Tòa án chỉ quyết định áp dụng khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ.

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng; sức khỏe bị xâm phạm là việc người gây thiệt hại phải ứng trước một khoản tiền nhất định; để bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Khi giải quyết các vụ án liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng; sức khỏe bị xâm phạm; theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu tòa án quyết định áp dụng; hoặc khi xét thấy cần thiết tòa án có quyền quyết định áp dụng. Tòa án chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này; khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ.

Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; quyết định sa thải người lao động

Trong các quan hệ lao động không thể tránh khỏi các mâu thuẫn. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; quyết định sa thải người lao động được áp dụng; nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; sa thải người lao động; thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng; hoặc không được xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

Kê biên tài sản đang tranh chấp là một biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khi người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ mà có nhiều tài sản để thi hành án; thì việc kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng; nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản; tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự; hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.

Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là việc không cho thay đổi quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

Nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp; có hành vi chuyển dịch quyền và tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác; nhằm trốn tránh nghĩa vụ thì bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp là việc không cho phép thay đổi hiện trạng tài sản. Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này; trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu; hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo dỡ; lắp ghép; xây dựng thêm hoặc có hành vi khác; làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.

Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác

Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm; hàng hóa khác là việc cho thu bán những sản phẩm về nông nghiệp; hoặc những sản phẩm hàng hóa khác. Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự; nếu tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp là hoa màu; hoặc sản phẩm; hàng hóa khác; ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài.

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng; tổ chức tín dụng khác; kho bạc nhà nước là việc cô lập không cho chuyển dịch tài sản ở tài khoản tại ngân hàng; tổ chức tín dụng khác; kho bạc nhà nước. Tòa án quyết định áp dụng biện pháp này; nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng; tổ chức tín dụng khác; Kho bạc Nhà nước và việc sử dụng biện pháp này là cần thiết; để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

Ngoài các biện pháp nêu trên; thì còn có một số biện pháp khác được quy định tại Điều 114 BLTTDS năm 2015.

Thông thường khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; thì sẽ có lợi cho người yêu cầu để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ. Tuy nhiên, một số trường hợp tài sản bị tranh chấp lại xuất hiện bên thứ ba; thì các biện pháp này, nếu được áp dụng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

Các biện pháp này khi áp dụng đối với các tài sản liên quan đến tranh chấp; nếu không được áp dụng kịp thời thì bản án và quyết định của tòa án chỉ có hiệu lực trên giấy; không có hiệu lực thi hành trên thực tế nếu như tài sản không còn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? 

Những người có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm có:
– Các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự.
– Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm có ý nghĩa gì?

Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm có ý nghĩa:
– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng vào người thứ ba.
– Tránh được việc lạm dụng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời có đặc điểm gì?

Biện pháp khẩn cấp tạm thời có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Mang tính khẩn cấp: Tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này được thực hiện ngay sau khi Tòa án ra quyết định, nếu không sẽ mất hết ý nghĩa, tác dụng.
+ Mang tính tạm thời: Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự, nếu lý do của việc áp dụng không còn nữa thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.