Biên bản xử phạt của CSGT có thay thế giấy phép lái xe được không?

10/08/2022
Biên bản xử phạt của CSGT có thay thế giấy phép lái xe được không
506
Views

Trong một số trường hợp cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện vi phạm. Trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe thì biên bản xử phạt giao thông có thay thế được bằng lái xe không? Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có được lái xe nữa không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Biên bản xử phạt của CSGT có thay thế giấy phép lái xe được không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Giấy phép lái xe và Giấy hẹn cấp bằng lái xe là gì?

Giấy phép lái xe là một loại giấy tờ không thể thiếu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Về bản chất, Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người lái xe đủ điều kiện được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới theo quy định. 

Giấy hẹn cấp bằng lái xe thì chỉ đơn thuần là một loại giấy tờ hành chính nhằm xác nhận bằng lái xe đang được cấp lại, cấp đổi… Ngay trong chính nội dung các giấy hẹn này cũng thường ghi rõ; giấy này không có giá trị thay thế Giấy phép lái xe.

Luật Giao thông đường bộ 2008 không có quy định nào ghi nhận các giấy tờ có thể thay thế được Giấy phép lái xe.

Biên bản xử phạt của CSGT có thay thế giấy phép lái xe được không?
Biên bản xử phạt của CSGT có thay thế giấy phép lái xe được không?

Biên bản xử phạt của CSGT có thay thế giấy phép lái xe được không?

Tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính; người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện; hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông; sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Theo quy định này, có thể hiểu trong thời gian bị tạm giữ bằng lái xe mà chưa đến thời hạn hẹn giải quyết vụ việc vi phạm hành chính thì người lái xe vẫn được tham gia giao thông. Biên bản ghi nhận việc Cảnh sát giao thông đang tạm giữ bằng lái xe vẫn được chấp nhận.

Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết mà tiếp tục điều khiển phương tiện và bị phát hiện sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. 

Mức phạt lỗi không bằng lái tham gia giao thông

Điều khiển xe cơ giới không có Giấy phép lái xe (bằng lái xe) theo quy định là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Giao thông đường bộ 2008.

Khoản 2 Điều 58 Luật này tiếp tục khẳng định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy phép lái xe, đăng ký xe…

Từ năm 2020, khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì mức phạt với lỗi không có và không mang bằng lái xe tăng nhẹ so với trước đây.

Cụ thể, người lái ô tô không có bằng lái xe bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng. Nếu không mang theo bằng lái bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây)

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).”

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.”

Còn đối với xe máy không có bằng lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây). Nếu không mang theo bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).

Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi  “Biên bản xử phạt của CSGT có thay thế giấy phép lái xe được không?”

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Biên bản xử phạt của CSGT có thay thế giấy phép lái xe được không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bị CSGT lập biên bản: Không ký thì có phải nộp phạt không?

Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 thì:
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Như vậy, dù người vi phạm, đại điện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản vi phạm giao thông thì vẫn phải nộp phạt vì biên bản đó sẽ được làm chứng bởi đại diện chính quyền cấp xã hoặc người chứng kiến xác nhận.. Ngoài ra, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định nào về việc không chịu ký vào biên bản xử phạt sẽ bị xử lý thêm về lỗi khác.

Không ký vào biên bản có bị xem là chống người thi hành công vụ?

Theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 thì
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Để cấu thành tội chống người thi hành công vụ thì người phạm tội phải có một trong các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, tại Nghị định 100/20219/NĐ-CP, không có quy định xử phạt hành vi không ký vào biên bản của người vi phạm giao thông.
Như vậy, việc không ký vào biên bản vi phạm giao thông không được xem là hành vi chống người thi hành công vụ nếu người này không sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…

Đi ngược chiều thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ  Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;”

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.