Bị viêm da dị ứng thì có phải nghĩa vụ quân sự không?

01/09/2021
Bị viêm da dị ứng thì có phải nghĩa vụ quân sự không?
850
Views

Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của thanh niên khi đến tuổi trường thành. Tuy nhiên, để thuộc đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự thì phải đạt điều kiện sức khỏe nhất định. Vậy bị viêm da dị ứng thì có phải nghĩa vụ quân sự không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật nghĩa vụ quân sự 2015;

Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP;

Thông tư 148/2018/TT-BQP.

Nội dung tư vấn

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau:

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Như vậy, nghĩa vụ quan sự là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân Việt Nam; bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bị viêm da dị ứng thì có phải nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ điểm 166 điều 11 mục II phụ lục 1 của Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định bệnh viêm da dị ứng thuộc điểm 3.

Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự; việc phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:

  • Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
  • Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
  • Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
  • Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
  • Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
  • Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Như vậy, người bị viêm da dị ứng có thể đạt sức khỏe loại 3.

Điểm a khoản 3 điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP cũng quy định:

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, trường hợp bị viêm da dị ứng; nhưng tổng quan sức khỏe vẫn thuộc loại 3 thì vẫn thuộc đối tượng đi nghĩa vụ quân sự.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là gì?

Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên thuộc đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Đối tượng nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm: người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quy định về nghĩa vụ quân sự?

– Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
– Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
– Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
– Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
– Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì?

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Để lại một bình luận