Bí thư chi bộ trường học là một chức danh vô cùng quan trong mà bắt buộc bất cứ một cơ sở công lập nào tại Việt Nam điều phải có. Đây là chức danh công việc thường đảm nhận các công tác về Đảng tại các đơn vị cơ sở chính vì thế mà vấn đề bồi dưỡng phụ cấp luôn được đặt ra. Chính vì thế câu hỏi Bí thư chi bộ Trường học có được hưởng phụ cấp không phải luôn được giải đáp.
Để giải đáp cho câu hỏi”Bí thư chi bộ Trường học có được hưởng phụ cấp không?”, Luật sư 247 mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau.
Bí thư chi bộ Trường học là gì?
Bí thư chi bộ Trường học chính là một cán bộ chuyên tác công tác Đảng tại đơn vị Đảng cấp chi bộ. Đối với trường học bí thư chi bộ trường học thường là hiệu trưởng hoặc hiệu phó được giao quyền hiệu trưởng tức người đứng đầu tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên để có thể đảm nhiệm được chức danh này, đòi hỏi các hiệu trưởng hoặc hiệu phó được giao quyền hiệu trưởng phải học tập và rèn luyện đáp ứng trọn vẹn các yêu cầu của đảng về một người bí thư chi bộ trường học phải có.
Theo quy định tại Điều 2 Quy định 125-QĐ/TW quy định về chi bộ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
“Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và viên chức, người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ và đơn vị trong sạch, vững mạnh.”
Theo Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định về bí thư chi bộ như sau:
“1. Chức trách: là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lỗi, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã,phường, thị trấn.”
Bí thư chi bộ Trường học có được hưởng phụ cấp không?
Bí thư chi bộ Trường học có được hưởng phụ cấp không? Để đảm bảo cho các bí thư chi bộ trường học có được các khoản kinh phí phục vụ cho quá trình làm việc, pháp luật Việt Nam đã quy định mucwsphuj cấp cho chức danh bí thư chi bộ trường học. Mức phụ cấp này sẽ được áp dụng chung như đối với bí thư chi bộ cấp xã. Hiện nay mức phụ cấp bí thư chi bộ trường học được hưởng là 540,000 đồng.
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã như sau:
“Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:
1. Bí thư Đảng ủy: 0,30.”
Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 quy định về mức lương cơ sở như sau:
“Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng;”.
Tiêu chuẩn để trở thành một bí thư chi bộ Trường học là gì?
Để có thể trở thành một bí thư chi bộ Trường học đúng chuẩn, đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường là các hiệu trưởng hoặc hiệu phó được giao quyền hiệu trưởng buộc phải đáp ứng các yêu cầu mà một người bí thư chi bộ Trường học phải có. Trong đó phải thỏa đủ các điều kiện về độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị đảng ở một trình độ được công nhận nhất định.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã như sau:
“1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.”
Bí thư chi bộ Trường học cần làm gì để phổ biến công tác Đảng vào đơn vị của mình?
Để phổ biến công tác Đảng vào đơn vị của mình, trong các kỳ sinh hoạt chi bộ tại các cấp đơn vị trường học, các bí thư cần phổ biến rõ các quy định chính sách của Đảng và nhà nước đang hướng đến thực hiện trong năm nay và dự kiến thực hiện trong năm sắp tới. Bên cạnh đó giải đáp các thắc mắc của các Đảng viên trong quá trình thực hiện các chủ trương, pháp luật của Đảng đang đề ra hiện còn vướng mắc và đề ra các khắc phục.
Theo quy định tại Điều 4 Quy định tại 125-QĐ/TW quy định về lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng như sau:
“1. Chú trọng công tác chính trị, tư tưởng, tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lãnh đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, viên chức và người lao động; phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng tinh thần đoàn kết, phát huy dân chủ, hợp tác và giúp đỡ nhau; kịp thời nắm bắt, giải quyết tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động.
2. Thường xuyên phổ biến, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của đơn vị để cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động nắm vững, chấp hành; bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên.
3. Lãnh đạo cán bộ, đảng viên, viên chức và người lao động tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.”
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Bí thư chi bộ Trường học có được hưởng phụ cấp không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp về thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Thường xuyên kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong thực hiện Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nhất là, các chủ trương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trách nhiệm nêu gương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm.
– Chủ động đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Xem xét thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời
– Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong đơn vị sự nghiệp công lập chịu sự lãnh đạo thường xuyên, toàn diện của cấp ủy cấp trên trực tiếp về công tác xây dựng đảng và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
– Định kỳ (6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất khi có yêu cầu, cấp ủy báo cáo, xin ý kiến cấp ủy cấp trên trực tiếp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ.
– Lãnh đạo thực hiện chủ trương về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; xây dựng, thực hiện nghiêm quy chế hoạt động của đơn vị.
– Lãnh đạo công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý, nhất là công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; nhận xét, đánh giá; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển; khen thưởng, kỷ luật. Quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ giỏi có năng lực nổi trội, đạo đức tốt.
– Đề xuất, kiến nghị cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức và cán bộ của đơn vị theo thẩm quyền