Bị cận có thi được bắng lái xe B1 không?

19/11/2021
Bị cận có thi được bắng lái xe B1 không?
1482
Views

Bị cận có thi được bắng lái xe B1 không? Theo thông kế, cả nước số người bị cận khá nhiều, mắt bị cận sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động bình thường của con người. Vật Bị cận có thi được bắng lái xe B1 không? Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 .

Căn cứ pháp lý

Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT

Nội dung tư vấn

Bị cận có thi được bắng lái xe B1 không?

Theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái xe như sau:

– Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh dưới 50 cm3.

Cụ thể các bệnh không đủ điều kiện lái xe hạng B1, như sau:

Các bệnh tâm thần

– Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng;

– Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.

Các bệnh thần kinh

– Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị);

– Liệt vận động từ hai chi trở lên;

– Hội chứng ngoại tháp;

– Rối loạn cảm giác sâu;

– Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.

Các bệnh về mắt

– Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

– Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

– Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

– Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính.

Như vậy, Bị cận có thi được bắng lái xe B1 không? Câu trả lời là có thể, nếu người lái xe bị có thị lực <5/10 (một mắt hoặc cả hai mắt) nếu điều chỉnh bằng kính có thị lực 10/10 thì sẽ được điều kiển xe có hạng B1.

Các bệnh về tim mạch

– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

– Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA).

Các bệnh về hô hấp

– Các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC).

Các bệnh về xương khớp

– Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần

– Sử dụng các chất ma túy.

– Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

Thủ tục khám sức khỏe cho người lái xe hạng B1

Mắt bị cận ảnh hưởng rất nhiều đến việc lái xe, nên hàng năm người lái xe bắt buộc phải tiến hành khám sức khỏe định kỳ, với thủ tục như sau:

Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ

– Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.

– Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:

  • Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ; hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.

Các bước tiến hành khám sức khỏe

– Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.

– Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:

  • Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;
  • Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
  • Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
  • Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);
  • Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.

Cấp Giấy khám sức khỏe

– Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:

  • Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;
  • Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ

– Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;

– Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.

Giá trị sử dụng của Giấy KSK, kết quả KSK định kỳ

– Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;

– Kết quả KSK định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung giải đáp “Bị cận có thi được bắng lái xe B1 không?”. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề thi hạng B1 hay liên hệ đến hotline 0833102102 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Cách tính thời hạn khi bị tước Giấy phép lái xe

Điều khiển xe máy khi không có giấy phép lái xe bị xử phạt như thế nào?

Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe quốc tế

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở khám sức khỏe cho lái xe cần đáp ứng điều kiện gì?

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe phải đáp ứng đủ điều kiện sau:
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: đáp ứng yêu cầu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Về phạm vi hoạt động chuyên môn: có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp để khám, phát hiện được các tình trạng bệnh, tật theo Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
– Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa có thiết bị đo điện não thì được phép ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có giấy phép hoạt động đã được phép thực hiện kỹ thuật đo điện não.

Chi phí khám sức khỏe cho lái xe quy định thế nào?

Căn cứ Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định Chi phí khám sức khỏe cho người lái xe
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe cho người lái xe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị.
– Trường hợp người được khám sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ để lái xe có yêu cầu cấp nhiều hơn một Giấy khám sức khỏe của người lái xe thì phải nộp thêm phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư này thì chi phí khám sức khỏe cho người lái xe do cơ quan yêu cầu chi trả.

Quy định về các đèn tín hiệu giao thông?

Căn cứ Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Tín hiệu đèn giao thông có ba màu:
Tín hiệu xanh là được đi;
Tín hiệu đỏ là cấm đi;
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Để lại một bình luận